Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

36 chiến đấu cơ Rafale có đủ để Ấn Độ đối đầu Trung Quốc?

Ấn Độ - một trong những quốc gia nhập khẩu vũ khí nhiều nhất trên thế giới đã ký hàng loạt thỏa thuận lớn trong khuôn khổ chương trình nâng cấp quốc phòng trị giá 100 tỷ USD kể từ khi Thủ tướng Narendra Modi lên nắm quyền vào năm 2014.

Tuy nhiên, New Delhi đang chậm trễ trong việc thay thế các phi đội MiG-21 già nua, được mệnh danh là "quan tài bay" do hệ số an toàn bay thấp.

Thỏa thuận mua 36 chiếc máy bay Rafale từ Tập đoàn Assault (Pháp) sẽ giúp họ khắc phục điều này.

36 chiến đấu cơ Rafale có đủ để Ấn Độ đối đầu Trung Quốc? - Ảnh 1.

Máy bay chiến đấu Rafale.

"Điều đó sẽ mang lại cho Không quân (Ấn Độ) mũi tên sắc bén. Lực lượng không quân của chúng tôi chỉ có những mẫu máy bay cũ, từ những năm 1970, 1980. Đây là lần đầu tiên trong 25-30 năm qua, chúng tôi có được bước nhảy vọt về công nghệ" - ông Gulshan Luthra, chuyên gia phân tích quốc phòng nói với AFP.

"Rafale được trang bị những công nghệ tốt nhất và chúng tôi cần nó" - ông Luthra nhấn mạnh.

Không quân Ấn Độ cho biết, họ cần ít nhất 42 phi đội để bảo vệ vùng biên giới phía Bắc và phía Tây giáp với Pakistan và Trung Quốc.

Lực lượng này hiện có khoảng 32 phi đội máy bay chiến đấu, mỗi phi đội 18 chiếc. Năm ngoái, trước Ủy ban Quốc Phòng của Quốc Hội Ấn Độ, một đại diện không quân đã báo cáo rằng từ nay đến năm 2022, Ấn Độ sẽ chỉ còn lại 25 phi đội chiến đấu cơ. Về số lượng, như vậy là ngang bằng với Pakistan.

Tuy nhiên, quan chức này nhấn mạnh rằng Ấn Độ còn phải rất chú ý tới mối đe dọa của Trung Quốc ngày càng gia tăng hiện nay.

"Chúng tôi có thể đối phó với Pakistan nhưng với Trung Quốc thì không. Và nếu Trung Quốc trợ giúp Pakistan thì Ấn Độ sẽ rơi vào thế bí" - ông Luthra nói.

Thỏa thuận mua máy bay Rafale sẽ giúp tăng cường thêm 2 phi đội cho Không quân Ấn Độ, mặc dù phải 3 năm nữa, công tác chuyển giao mới bắt đầu.

Năm 2012, Ấn Độ bắt đầu đàm phán riêng với tập đoàn Dassault trong dự án mua 126 chiến đầu cơ hiện đại với điều kiện được chuyển giao công nghệ. Nhưng hợp đồng khổng lồ đó đã không thể đạt được vì giá thành chuyển giao công nghệ của Rafale quá cao.

Rafale đã thực hiện các phi vụ ném bom ở Syria và Iraq, nó có tầm hoạt động lên đến 3.800km.

Theo các chuyên gia, Rafale sẽ cho phép Không quân Ấn Độ tấn công các mục tiêu ở Pakistan và Trung Quốc từ lãnh thổ nước này.

Thế nhưng các nhà phê bình lại cho rằng mua Rafale là giải pháp tốn kém, ngay cả khi Ấn Độ đã mặc cả để giảm giá trị hợp đồng xuống còn 7,9 tỷ Euro (khoảng 8,8 tỷ USD).

Chuyên gia phân tích quốc phòng Ajai Shukla nhận định, việc mua 36 chiếc Rafale sẽ "xoa dịu phía Dassault, Không quân Ấn Độ và dư luận nước này" sau khi thỏa thuận lớn trước đó đã đổ bể, nhưng không có nghĩa là sẽ hiệu quả.

"Không thể thay thế các máy bay tiêm kích nhỏ, hạng nhẹ bằng một con 'quái vật' hạng nặng và đắt đỏ như Rafale" - ông Shukla nói.

VIDEO: Nga phô diễn sức mạnh bộ 3 hệ thống phòng thủ

Không quân Mỹ phát triển máy bay tiếp nhiên liệu trên không có khả năng tàng hình

Nhờ khả năng tàng hình, máy bay tiếp liệu KC-Z sẽ có khả năng hoạt động cùng các nhóm máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-22 Raptor và F-35 Lightning II thâm nhập vào sâu trong lãnh thổ đối phương.

Lãnh đạo Bộ Chỉ huy lực lượng cơ động thuộc Không quân Mỹ, tướng Carlton Everhart đánh giá, sự phát triển của vũ khí phòng không hiện đại đã đặt ra vấn đề áp dụng công nghệ tàng hình cho máy bay tiếp liệu trên không mới.

Trong khi đó, máy bay chiến đấu dù có hiện đại tới đâu sẽ vẫn bị giới hạn tầm hoạt động nếu thiếu các máy bay tiếp liệu đi kèm. Ông C. Everhart cho biết, nếu bắt tay ngay và chương trình KC-Z, Không quân Mỹ có thể sở hữu máy bay tiếp liệu tàng hình mới trong vòng 10-15 năm tới.

Không quân Mỹ phát triển máy bay tiếp nhiên liệu trên không có khả năng tàng hình - Ảnh 1.

Không quân Mỹ phát triển máy bay tiếp nhiên liệu trên không có khả năng tàng hình - Ảnh 2.

Máy bay tiếp liệu KC-46A Pegasus. Ảnh: defensetalk.

Hiện tại, các máy bay tiếp liệu trên không của Không quân Mỹ, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới được chế tạo trên cơ sở sửa đổi thiết kế từ máy bay chở khách cỡ lớn.

Phương thức này giúp tiết kiệm chi phí phát triển và chế tạo, những máy bay tiếp liệu dạng này cũng có yếu điểm về thiết kế và khả năng tự bảo vệ. Khi tham chiến, hầu hết máy bay tiếp liệu đều hoạt động xa khu vực giao chiến.

Tới tận thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn sử dụng phương thức tiếp liệu trên không giống như hàng chục năm trước. Liệu đây có phải là sự lựa chọn hợp lý?”, ông C. Everhart nói với hãng tin Defense News.

Theo lời ông C. Everhart, thách thức lớn nhất đối với chương trình KC-Z là việc biến các máy bay tiếp liệu khổng lồ trở nên vô hình trước sóng ra-đa. Máy bay tiếp liệu mới có thể sử dụng cơ cấu thân cánh hoặc cánh bay tương tự như máy bay ném bom B-2. Ngoài ra, yêu cầu quan trọng nhất là đơn giản và tự động hóa quá trình tiếp liệu trên không.

Hiện tại, Không quân Mỹ đang thực hiện chương trình hiện đại hóa lực lượng tiếp liệu trên không với kế hoạch mua tới 179 máy bay KC-46A Pegasus vốn được phát triển trên cơ sở máy bay chở khách Boeing 767.

Theo quan điểm của C. Everhart, Không quân Mỹ có thể giảm bớt số lượng máy bay KC-46A đặt mua để dành nguồn tài chính phát triển KC-Z.

Tôi không hiểu chúng ta sẽ cần máy bay KC-46A hay KC-Z hơn nếu xảy ra xung đột quy mô. Thế giới ngày nay đang xoay chuyển rất nhanh và tôi không muốn kẻ thù nắm được yếu điểm của chúng ta và khai thác nó”, ông C. Everhart nhận định.

Nhiều quốc gia sẵn sàng mua tiêm kích MiG-35 mới của Nga

Khẳng định việc làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật mới

Chuẩn bị chu đáo

Sau khi hoàn tất mọi công tác chuẩn bị, Biên đội tàu thuộc Lữ đoàn 167 gồm 6 tàu (4 tàu tên lửa và 2 tàu pháo) rời Quân cảng Vùng 2 vượt sóng ra khơi. Các tàu trong đội hình biên đội đã phối hợp hành quân chặt chẽ với các biên đội tàu khác thuộc Cụm lực lượng Hải quân 2 để thực hiện các bài tập về thành lập đội hình cơ động trên biển.

Để đợt huấn luyện và bắn đạn thật trên biển đạt kết quả tốt, mọi công tác chuẩn bị được lữ đoàn tổ chức thực hiện rất kỹ và đúng quy trình đã xác định. Trong đó tập trung vào huấn luyện thuần thục các bài bắn và quy tắc bảo đảm an toàn.

Khẳng định việc làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật mới - Ảnh 1.

Chỉ huy quan sát đội hình tàu triển khai cơ động

Thượng tá Nguyễn Việt Anh, Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 167 Hải quân cho biết: Đảng ủy, Chỉ huy lữ đoàn đã giao nhiệm vụ cho từng đơn vị tổ chức phân loại đối tượng huấn luyện để có biện pháp đánh giá chất lượng thực tế đến từng người.

Từ việc đánh giá đúng đơn vị tiến hành huấn luyện bổ sung cho các bộ phận và từng cá nhân còn yếu. Bên cạnh công tác chuẩn bị về con người chúng tôi cũng đã chuẩn bị tốt về phương tiện và vũ khí trang bị kỹ thuật.

Trên từng tàu phải được kiểm tra nhiều lần, kiểm tra kỹ cả về tình trạng kỹ thuật và khả năng khai thác của bộ đội. Khi chưa bảo đảm kỹ thuật tốt nhất thì tàu chưa được phép rời bến.

Đến nay, 100% quân số của 6 tàu tham gia thực hiện nhiệm vụ đều an tâm tư tưởng, sẵn sàng tham gia nhiệm vụ trên giao. Và với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cùng với quyết tâm cao, chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện và bắn đạn thật lần này.

Trên cơ sở nhiệm vụ huấn luyện, cùng các chỉ tiêu đã đề ra trong diễn tập, từng đơn vị và các tổ chức quần chúng phát động thi đua với chủ đề "Bình tĩnh, tự tin, quyết tâm bắn giỏi, an toàn tuyệt đối".

Qua đợt phát động thi đua nhằm khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm của mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng trong đơn vị cùng bắt tay thực hiện thắng lợi nhiệm vụ diễn tập nhất là giai đoạn bắn đạn thật.

Khẳng định việc làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật mới - Ảnh 2.

Tổ bắn máy bay bay thấp trên Tàu 377 thực hành bắn mục tiêu M96

Quyết tâm giành "Hoa bắn giỏi"

Để chuẩn bị tốt cho các bài bắn, các vị trí trên từng tàu đã làm tốt công tác chuẩn bị và thực hành luyện tập theo từng nội dung. Cán bộ, chiến sĩ tích cực, chủ động luyện tập và tổ chức rút kinh nghiệm thường xuyên, liên tục, bảo đảm tinh thần và chuyên môn tốt nhất cho nhiệm vụ bắn đạn thật.

Trung tá Nguyễn Đức Thoan, Thuyền trưởng tàu 377, Lữ đoàn 167 Hải quân chia sẻ: Để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và bắn đạn thật lần này, đơn vị đã làm tốt công tác chuẩn bị mọi cả các mặt. Còn trung úy Nguyễn Văn Tuyến, Trưởng ngành 2, Tàu 377 thì khẳng định: Ngay từ đầu chúng tôi đã xác định quyết tâm sẽ tiêu diệt mục tiêu ngay từ loạt đạn đầu tiên.

Khẳng định việc làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật mới - Ảnh 3.

Thượng tá Đỗ Hồng Duyên, Phó chính ủy Lữ đoàn 167 Hải quân tặng "Hoa bắn giỏi" cho cán bộ, chiến sĩ tàu 377

Những ngày có mặt trên tàu 377 quan sát cán bộ, chiến sĩ thực hiện các bài bắn, chúng tôi thấy, bài bắn nào cũng vậy, cứ đúng giờ chiến thuật là biên đội tàu của Lữ đoàn 167 vào đến tuyến bắn theo kế hoạch.

Tàu 377 là tàu chỉ huy biên đội nên luôn cơ động tiếp cận mục tiêu đầu tiên và giữ đúng cự li theo đội hình biên đội. Những ngày bắn thời tiết thay đổi liên tục, trời nhiều mây mù, tầm quan sát mục tiêu hạn chế nhưng các bài bắn vẫn được tiến hành theo kế hoạch.

Khi đạn đã lên nòng, khẩu lệnh chỉ huy bắn vang lên át cả tiếng sóng. Từng loạt đạn nổ giòn, tiếng đầu đạn rít dài xé toang không trung bay vút về hướng mục tiêu. Sau mỗi loạt đạn nổ vang là khẩu lệnh "mục tiêu bị tiêu diệt" lại vang lên. Khi ấy, cán bộ, chiến sĩ như quên đi sự mệt mỏi bởi nắng, gió và sóng biển, ai cũng sẵn sàng vào bệ bắn với quyết tâm cao nhất.

Sau mỗi loạt bắn giỏi, kíp bắn được tặng "Hoa bắn giỏi" ngay trên boong tàu, cùng những tràng pháo tay chúc mừng vang lên trong tiếng sóng. Kết thúc đợt diễn tập, cả 6 bài bắn của 6 tàu đều đạt 100% khá, giỏi (tỷ lệ giỏi đạt trên 80%); đơn vị an toàn tuyệt đối.

M1134 ATGM của Mỹ có đủ sức đánh bại T-90?

Khả năng của siêu xe chống đạn Guardian vừa về Hải Phòng

vccorp.vn

Copyright © 2008 - 2016 – Công ty Cổ phần VCCorp

Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943 113 999
Email: btv@soha.vn
Giấy phép số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.

Philippines cử phái đoàn sang Nga mua vũ khí

Chuyến đi này đã cụ thể hoá hướng mới, vừa được Tổng thống Philippines xác nhận gần đây, theo đó Manila sẽ mua vũ khí từ Nga và Trung Quốc, thay vì chủ yếu dựa vào Mỹ như trước.

Theo nhật báo Philippines Daily Inquirer, tại Moskva, phái đoàn Philippines đã tiếp xúc với quan chức Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Nga (gọi tắt là FSMTC) để tìm hiểu khả năng hợp tác quân sự nhằm tăng cường năng lực quân sự của Philippines (tức là mua vũ khí), và tăng cường công tác huấn luyện cho quân đội và cảnh sát Philippines.

Theo Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay, vị thế cường quốc thế giới của Nga và kinh nghiệm của Nga có thể góp phần duy trì hoà bình và ổn định trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và việc mua các thiết bị quân sự và công nghệ hiện đại từ Nga sẽ giúp nước này đảm bảo an ninh trên biển.

Trong một bản thông báo đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Philippines ngày 21/9, Đại sứ Philippines tại Nga ông Carlo Sorreta cho biết là trong các cuộc tiếp xúc với phái đoàn Manila, phía Nga đã giới thiệu các loại thiết bị quân sự, khả năng hợp tác huấn luyện để sử dụng các thiết bị đó, cũng như các dịch vụ bảo trì và chuyển giao công nghệ sau khi mua.

Ngoài ra còn có vấn đề Nga đầu tư vào ngành công nghiệp sản xuất vũ khí tại Philippines, cũng như các phương thức tài trợ khác nhau.

Giới quan sát đã lồng các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Manila và Moskva về vũ khí vào trong chiều hướng mới đã được Tổng thống Philippines Duterte tiết lộ gần đây, theo đó Manila sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân sự với cả Nga lẫn Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Philippines ngày 21/9 như đã cố biện minh cho ý định tìm mua vũ khí Nga khi nêu bật việc ngay cả Mỹ cũng mua động cơ tên lửa từ Nga, không kể đến việc Nga là nguồn cung cấp vũ khí cho Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

Trong một diễn biến khác liên quan tới quan hệ đối ngoại, ngày 21/9, khi bị Liên minh châu Âu chỉ trích về chiến dịch trấn áp tội phạm tàn bạo, Tổng thống Philippines đã lăng mạ Liên minh châu Âu. Tổng thống Philippines Duterte nói châu Âu "dám cả gan" chỉ trích ông trong khi Pháp và Anh đã giết hàng triệu người Arập và người dân nhiều nước khác.

Ông đả kích hai nước này là "đạo đức giả" và bác bỏ cáo buộc "diệt chủng". Ông nói: "Họ rao giảng đạo đức chỉ để giảm mặc cảm tội lỗi. Tôi đã giết những ai? Nói cho chính xác là 1.700 người. Nhưng họ là ai? Những kẻ phạm tội. Và các ông gọi đó là diệt chủng à?".

TQ công bố hệ thống phòng thủ đảo chống người nhái, lính dù

Vừa đi vào phục vụ, F-35A của Không quân Mỹ đã bị cháy

Vụ tai nạn xảy ra vào buổi trưa ngày 23/09 với một chiếc F-35A thuộc phi đội tiêm kích 61 đóng tại Căn cứ không quân Luke. Không có chấn thương nghiêm trọng với phi công hay các nhân viên kỹ thuật gần đó.

"Phi công đã phải thoát khỏi máy bay trong quá trình khởi động động cơ do cháy ở phía sau. Đám cháy đã nhanh chóng bị dập tắt.

Như một biện pháp phòng ngừa, 4 nhân viên bảo trì và phi công thuộc phi đội 61, cùng 3 nhân viên thuộc đội bảo trì 366 đã được đưa đến trung tâm y tế của căn cứ để khám tiêu chuẩn", Đại úy Mark Graff, phát ngôn viên của Không quân Mỹ cho biết.

Vừa đi vào phục vụ, F-35A của Không quân Mỹ đã bị cháy - Ảnh 1.

Một chiếc F-35A tại Căn cứ không quân Luke.

7 chiếc F-35A từ Căn cứ Không quân Luke, một trong những đơn vị chịu trách nhiệm huấn luyện phi công cho chương trình F-35 đã được triển khai đến Căn cứ Mountain Home nhằm thực hiện cuộc huấn luyện đất đối không từ ngày 10 - 24/9.

Nguyên nhân gốc rễ của vụ việc đang được điều tra, ông Graff nhấn mạnh. Tại thời điểm vụ tai nạn được công bố, người ta vẫn chưa biết được vị trí chính xác của ngọn lửa bắt nguồn từ động cơ F135 do Pratt & Whitney sản xuất.

"Chúng tôi nhận thức được sự cố liên quan đến một chiếc F-35A từ Căn cứ không quân Luke đang hoạt động tại Mountain Home, nhưng chưa có thêm bất kỳ thông tin chi tiết nào vào lúc này.

Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Không quân Mỹ và Văn phòng chương trình hợp tác F-35 (JPO) trong quá trình điều tra của họ," người phát ngôn của Pratt & Whitney, ông Matthew Bates cho biết.

Vừa đi vào phục vụ, F-35A của Không quân Mỹ đã bị cháy - Ảnh 2.

Không quân Mỹ liên tục gặp rắc rối với những chiếc F-35A

Hiện vẫn chưa rõ có sự liên quan nào giữa các vấn đề gần đây với hệ thống làm mát của F-35A khiến 15 chiếc bị đình chỉ bay hay không?

Trong thời gian bảo trì, các kỹ thuật viên phát hiện ra các tấm cách nhiệt xung quanh ống làm mát bên trong thùng nhiên liệu đã bị vỡ, Văn phòng chương trình F-35 cho rằng các nhà cung cấp đã sử dụng vật liệu không đúng chuẩn để sản xuất các tấm cách nhiệt.

Lỗi tấm cách nhiệt cũng gây ảnh hưởng tới 42 chiếc F-35 đang được chế tạo tại dây chuyền của Lockheed Martin.

Khi vấn đề xảy ra vào thứ sáu tuần trước, các quan chức thuộc JPO đã khẳng định chắc chắn rằng không có máy bay nào khác bị ảnh hưởng.

Đầu tuần này, Giám đốc JPO, Trung tướng Christopher Bogdan nói rằng, Lockheed đang lên kế hoạch kiểm tra sửa chữa trong tuần tới và nếu hiệu quả, các đội kỹ thuật thuộc công ty sẽ được triển khai vào tuần kế tiếp để bắt đầu sửa chữa.

36 chiến đấu cơ Rafale có đủ để Ấn Độ đối đầu Trung Quốc?

Bất ngờ: Campuchia đã có xe thiết giáp chở quân sánh ngang BTR-80

OT-64 SKOT là chiếc xe bọc thép chở quân (APC) được phát triển bởi Ba Lan và Tiệp Khắc trong thập niên 1960. Thân xe cũng như hệ thống vũ khí do FCS của Ba Lan cung cấp, trong khi công việc lắp ráp hoàn thiện được thực hiện tại nhà máy Tatra đặt tại Cộng hòa Czech ngày nay.

Những chiếc OT-64 đầu tiên được bàn giao vào năm 1964, dây chuyền sản xuất ngừng hoạt động đầu thập niên 1990 do những biến động chính trị tại Đông Âu.

Mặc dù Cộng hòa Czech đã thay thế OT-64 bằng Pandur II và Ba Lan với Rosomak, nhưng chiếc APC này vẫn còn trong biên chế quân đội Algeria, Ai Cập, Ấn Độ, Uruguay... cùng một vài quốc gia khác.

Bất ngờ: Campuchia đã có xe thiết giáp chở quân sánh ngang BTR-80 - Ảnh 1.

Xe thiết giáp chở quân OT-64 SKOT

Về cơ bản, OT-64 có nhiều nét tương đồng với BTR-60 nhưng đi kèm theo một số cải tiến rất đáng ghi nhận. Cụ thể, nhờ động cơ di chuyển ra giữa thân mà khoang chở lính có thể bố trí ở phía sau, giúp binh sĩ ra vào bằng cửa đuôi, khắc phục triệt để điểm yếu cố hữu của dòng BTR. Bên cạnh đó, kíp lái ra vào xe thông qua 2 cửa riêng biệt phía trước.

OT-64 SKOT có trọng lượng 14,5 tấn; chiều dài 7,44 m; chiều rộng 2,55 m; chiều cao 2,51 m; kíp lái 2 người và chở theo được tới 18 lính bộ binh cơ giới. Vỏ thép hàn dày 6 - 13 mm của nó chống được đạn xuyên giáp cỡ 7,62 mm và mảnh pháo, xe có hệ thống điều hòa áp suất lốp trung tâm cũng như phòng chống vũ khí hủy diệt hàng loạt (NBC).

Động cơ diesel tăng áp Tatra 928-14 công suất 180 mã lực cho tốc độ trên đường tốt lên tới 94 km/h; tầm hoạt động 710 km/h; leo được dốc 60%; đi trên mái taluy nghiêng 30%; vượt vật cản cao 0,5 m; băng qua hào rộng 2 m; vận tốc bơi của OT-64 SKOT đạt 9 km/h nhờ 2 chân vịt lắp ở đuôi xe.

Bất ngờ: Campuchia đã có xe thiết giáp chở quân sánh ngang BTR-80 - Ảnh 2.

Cửa ra vào phía sau xe thiết giáp OT-64 SKOT, đây là thiết kế ưu việt so với dòng BTR của Liên Xô

Nguyên bản OT-64 SKOT của Tiệp Khắc không được trang bị vũ khí, nó chỉ có vai trò duy nhất là chở quân, trong khi biến thể của Ba Lan lắp một khẩu súng máy 7,62 mm. Biến thể tiền sản xuất trang bị súng máy hạng nặng 12,7 mm DShK hoặc 7,62 mm bố trí chính giữa xe, yêu cầu xạ thủ phải lộ diện ra ngoài khi bắn.

Bất ngờ: Campuchia đã có xe thiết giáp chở quân sánh ngang BTR-80 - Ảnh 3.

OT-64 SKOT, phiên bản lắp súng máy hạng nặng DShK 12,7 mm

Sau đó chiếc APC này đã được tích hợp tháp súng điều khiển bằng tay hình nón tương tự như loại lắp trên BTR-60, vũ trang bằng trọng liên KPVT 14,5 mm cùng súng máy đồng trục 7,62 mm. Đây chính là phiên bản phổ biến nhất OT-64A, SKOT-2A/OT64C, tuy vậy số lượng binh sĩ mang theo bị giảm xuống chỉ còn 10 người.

Dựa trên nền tảng ban đầu, nhà sản xuất còn cho ra đời thêm phiên bản cứu thương, chỉ huy, trinh sát pháo binh, hậu cần, công binh, cối tự hành và cả xe mang tên lửa chống tăng.

Nhìn chung OT-64 SKOT ưu việt hơn BTR-60 rất nhiều nhờ thiết kế mang xu hướng hiện đại của dòng APC ngày nay, thậm chí nó còn qua mặt cả BTR-80 ở khả năng bảo vệ cho binh lính. Với OT-64 SKOT, Quân đội Hoàng gia Campuchia đã có trong biên chế một loại xe thiết giáp chở quân tiên tiến, khiến một vài quốc gia láng giềng phải cảm thấy ngưỡng mộ.

Việt Nam có thể rút ra điều gì từ cách Trung Quốc tự hành hóa lựu pháo xe kéo?

"Con quỷ dữ" - Tên lửa Sarmat phiên bản mới của Nga sắp ra đời

Theo số ít thông tin nhận được, đây là loại tên lửa sử dụng nhiện liệu lỏng, có tổng trọng lượng 100 tấn. Dự kiến nó sẽ được đưa vào sử dụng trong quân đội trong khoảng những năm 2020 và thay thế tên lửa P-32M2 Voievoda (tên NATO là SS-18 Satan), được coi là tên lửa chiến lược tinh vi và lợi hại nhất trên thế giới.

Con quỷ dữ - Tên lửa Sarmat phiên bản mới của Nga sắp ra đời - Ảnh 1.

Một hầm phóng tên lửa hành trình Satan của Nga

Khác với người anh em của mình, Sarmat không chỉ có trọng lượng nhẹ hơn và có tầm bắn xa hơn. Nếu Satan có thể bắn trúng mục tiêu từ khoảng cách 11.000 km, Sarmat có thể bắn từ vị trí cách mục tiêu 17.000 km. Điều này động nghĩa với việc nó có thể bắn đến bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới.

Thêm vào đó, tên lửa Sarmat sẽ được trang bị một đầu đạn chùm, bên trong chứa đến 15 đầu đạn hạt nhân nhỏ hơn. Mỗi đầu đạn nhỏ này có sức công phá vào khoảng 150 đến 300 kT và có thể tấn công nhiều mục tiêu riêng biệt ngay khi được giải phóng. Chúng đạt tốc độ tối đa vào ngưỡng Mach 5, và có thể đổi hướng để tránh né các hệ thống phòng không của đối phương.

Do hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân START-3 giữa Nga và Mỹ gần như chắc chắn sẽ được gia hạn thêm 5 năm sau khi hết hạn vào năm 2021, nhiều khả năng số tên lửa Sarmat sẽ ít hơn Satan.

Sự xuất hiện của tên lửa Sarmat không chỉ có mục đích thay thế tên lửa Satan sẽ hết hạn sử dụng khi hiệp ước START-3 kết thúc vào năm 2021, mà còn là phương án tiềm tàng để đẩy lui bất kể kẻ địch nào của Nga.

Theo Trung tướng Vladimir Dvorkin, giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế Nga (IMEMO), trước khi tên lửa Sarmat được đưa vào sử dụng, Nga vẫn còn nhiều cách khác để sử dụng đầu đạn hạt nhân như, bao gồm các tên lửa RT-2PM2 Topol-M, RS-24 Yars, RS-26 Rubezh và trong tương lai là tên lửa BZhRK Barguzin.

Thượng tướng Viktor Esin, một giám đốc và nhà nghiên cứu khác của IMEMO nói thêm: “Nga sẽ không phải là quốc gia khai hỏa tên lửa hạt nhân trước tiên. Sarmat sẽ chỉ có mục đích tấn công đáp trả, chỉ làm vậy chừng nào Nga phát hiện tên lửa của đối phương đang bắn đến lãnh thổ của mình. Như vậy, Sarmat sẽ là công cụ hữu hiệu để đảm bảo an ninh quốc gia”.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Russia & India Report (RIR), ấn bản tại Ấn Độ của website tin tức Russia Beyond the Headlines của Nga.

Khả năng của siêu xe chống đạn Guardian vừa về Hải Phòng

“Kẻ săn mồi” Varshavyanka lộ diện khi thử nghiệm

Sức mạnh của Hạm đội Biển Đen đã được tăng lên đáng kể sau khi hạm đội này được trang bị thêm 4 tàu ngầm loại diesel-điện mới nhất thuộc dự án 636.3 “Varshavyanka”.

Gần đây, trên mạng internet xuất hiện hình ảnh tàu ngầm thuộc dự án 636.3 tiến hành thử nghiệm trên biển Baltic. Theo kế hoạch chúng sẽ tăng cường cho hạm đội biển đen vào tháng 11 này.

 “Kẻ săn mồi” Varshavyanka lộ diện khi thử nghiệm - Ảnh 1.

Tàu ngầm Varshavyanka

Tàu ngầm thuộc dự án 636.3 “Varshavyanka” là tàu ngầm chạy bằng diesel-điện với tiếng ồn rất nhỏ. Để phát hiện được tàu ngầm này ở dưới nước là chuyện không hề đơn giản vì chúng có kích thước nhỏ, và được trang bị hệ thống và vật liệu đặc biệt.

Thép không nhiễm từ, chân vịt có thể thu gọn, các bệ đỡ động cơ có đệm, lớp vỏ ngoài cách âm đặc biệt - đảm bảo cho con tàu có khả năng “mất tích” khi di chuyển, khiến kẻ thù khó có thể phát hiện. Ở chế độ chạy bằng động cơ điện, “Varshavyanka” hầu như không phát ra tiếng động và có thể tiếp cận tới rất gần mục tiêu.

Tàu ngầm thuộc dự án 636.3 “Varshavyanka” thuộc loại tàu ngầm diesel thế hệ thứ ba và được tạo ra trên nền tảng của các tàu ngầm thuộc dự án 877 “Paltus”. Chúng được trang bị các thiết bị điện tử hiện đại nhất và cải thiện hiệu suất chiến đấu đáng kể. Ngoài ra trên thân tàu được lắp đặt các hệ thống vô tuyến điện tử mới nhất và hệ thống thuỷ âm.

Tàu ngầm dự án 636.3 tốt hơn hẳn các loại tàu ngầm diesel-điện trước đây bởi chúng sở hữu những ưu điểm hơn về tốc độ, tầm hoạt động và có mức độ ồn dưới nước rất nhỏ.

Vũ khí chính trang bị cho loại tàu ngầm này là tên lửa hành trình “Kaliber-PL”, 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm với 18 53-65 ASuW, TEST 71/76 ASW hoặc VA-111 Shkval “tên lửa chống tàu ngầm” hoặc rải mìn DM-1. Các tên lửa này có thể phóng đi trực tiếp dưới nước.

Tốc độ dưới nước của tàu là gần 20 hải lý/h, và có thể lặn sâu 300 m. Thủy thủ đoàn gồm 52 người, tàu có thể vận hành trên biển 6 tháng, với tầm hoạt động 7.500 hải lý (nếu tăng lượng nhiên liệu dự trữ). Ngoài ra còn có ống phóng tên lửa đối hạm 3M-54 Klub và tên lửa hành trình tấn công đối đất 3M-14E.

Việc xây dựng tàu ngầm này nhằm bảo vệ các căn cứ quân sự, giao thông hàng hải và chống tàu ngầm, tàu chiến của đối phương. Chúng còn có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra một khu vực nhất định và thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình vào các mục tiêu ven biển.

Tàu ngầm đầu tiên trên thế giới được trang bị động cơ AIP

Nga công bố pháo phản lực TOS-1A được cải tiến tầm bắn

Vào ngày 21/9, tờ Izvestia đưa tin Splav Holding, một công ty quốc phòng của Nga đã thực hiện thử nghiệm một loại đạn mới cho pháo phản lực TOS-1A, có tầm bắn xa hơn gấp đôi so với các loại đạn trước đây.

Nga công bố pháo phản lực TOS-1A được cải tiến tầm bắn - Ảnh 1.

Pháo phản lực TOS-1A của Nga trong một cuộc diễn tập quân sự

Một nguồn tin của Bộ Quốc phòng Nga giả thích với Izvestia rằng việc giảm bớt trọng lượng và kích cỡ của loại đạn mới cho phép nó “không những có tầm bắn xa hơn mà còn cho phép đầu đạn nhiệt áp có sức công phá lớn hơn”. Hiện tại, tầm bắn thông thường của các pháo TOS-1A là 6 km. Loại đạn mới sẽ cho phép pháo có tầm xa 10 km.

Trong những năm gần đây, pháo phản lực TOS-1A được nhiều quốc gia chú ý sau khi được sử dụng rất hiệu quả bởi quân đội Iraq và Syria nhằm tiêu diệt các công sự, xe bọc thép và binh lính của các tổ chức khủng bố.

Nhà sử học quân sự Alexei Khlopotov cho biết: “Mặc dù được gọi là một hệ thống pháo, thực tế TOS-1 là một loại xe tăng chiến đấu hoạt động cùng với lực lượng bộ binh”. TOS-1A sử dụng các loại đạn nhiệt áp, cho phép giải phóng một lượng nhiệt năng lớn khi bắn trúng mục tiêu, khiến lửa bùng lên trên diện rộng.

Ông Khlopotov nói thêm: “Trong bối cảnh chiến tranh hiện đại, việc các loại vũ khí chống tăng giờ đây có tầm bắn xa hơn trước sẽ khiến TOS-1A gặp nguy hiểm trên chiến trường. Vì vậy, chúng không còn được bố trí ở vị trí tiên phong trên nữa”.

“Cần phải biết rằng tại Syria, nhiều phần tử có vũ trang thường xuyên sử dụng tên lửa chống tăng Kornet, có tầm bắn tối đa là 5 km, sánh ngang với pháo phản lực TOS-1A”, nhà sử học người Nga nói thêm. Với loại đạn mới, TOS-1A có thể tấn công các mục tiêu ở ngoài tầm bắn của các loại vũ khí chống tăng.

Dù vậy, việc chế tạo loại đạn mới không có nghĩa là loại đạn hiện tại không còn được sử dụng. Nhà phân tích quân sự Nga Viktor Murakhovsky cho biết, việc nâng tầm bắn của đạn pháo TOS-1A cũng đồng nghĩa với việc khoảng cách tối thiểu để có thể tấn công các mục tiêu tầm gần tăng lên.

Với loại đạn mới, TOS-1A không được phép bắn vào mục tiêu ở khoảng cách dưới 1,6 km, trong khi loại đạn cũ cho phép pháo có thể tấn công đối phương cách pháo tối thiểu 400 m. Điều này có nghĩa là loại đạn cũ vẫn sẽ được sử dụng trong những địa hình chiến trường chật hẹp.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sputnik, hãng thông tấn mới của Nga khai trương ngày 10/11/2014, có quy mô toàn cầu để cạnh tranh trên thị trường truyền thông thế giới. Sputnik thay thế các dịch vụ truyền thông tiếng nước ngoài của hãng thông tấn RIA Novosti và đài phát thanh Tiếng nói nước Nga.

M1134 ATGM của Mỹ có đủ sức đánh bại T-90?

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Beretta BU9 Nano - Uy lực lớn trong một thiết kế nhỏ gọn

"Đàn em" của Beretta 92 nổi tiếng

Fabbrica d'Armi Pietro Beretta (hay thường được gọi bằng cái tên đơn giản Beretta) là một công ty sản xuất vũ khí của Ý, từng rất nổi tiếng với dòng súng ngắn Beretta 92 được nhiều quân đội và lực lượng cảnh sát trên toàn thế giới tin dùng.

Không ngủ quên trên chiến thắng, họ tiếp tục tung ra một loạt sản phẩm chất lượng cao khác nhằm thống lĩnh thị trường, trong số đó có súng ngắn Beretta BU9 Nano.

Beretta BU9 Nano - Uy lực lớn trong một thiết kế nhỏ gọn - Ảnh 1.

Beretta 92 - Khẩu súng ngắn làm nên tên tuổi củaBeretta

Thông số ấn tượng của BU9 Nano

Ngay trong tên gọi đã thể hiện phần nào các thông số thiết kế, BU9 Nano có kích thước rất nhỏ gọn với chiều dài 143 mm, chiều cao 106 mm,bề dày 23 mm, khối lượng rất nhẹ chỉ 0,561 kg. Rõ ràng BU9 Nano hướngđến các đối tượng yêu cầu tính nhỏ gọn, khả năng che giấu tốt trong khi thực hiện nhiệmvụ.

Beretta đã sử dụng nhiều vật liệu tiên tiến trong quá trình chế tạo, BU9 có khung bằng polymer cao phân tử kết hợp giacố sợi thủy tinh. Phần thanh trượt được làm hoàn toàn từ thép carbon 4140 và kếtthúc xử lý qua một quá trình Pronox; trên thay trượt có khắc vân, giúp thao tác kéo về dễ dàng hơn.

Thay vì dập số seri lên tay nắm như nhiều sảnphẩm khác, Beretta lại khắc laser trên khung chính. Vì vậy có thể thay thế tay nắm mà không làm mất số seri, đảm bảo đúng giấy phép sửdụng.

Beretta BU9 Nano - Uy lực lớn trong một thiết kế nhỏ gọn - Ảnh 2.

Tay nắm của súng khá nhỏ, không phù hợp với xạthủ có bàn tay lớn

Tay nắm của khẩu BU9 rất ngắn, có vân lồi ở phía trướccũng như phía sau để cầm nắm chắc chắn hơn. Những xạ thủ có bàn tay cỡ XXL sẽphải hy vọng một nhà sản xuất nào đó (hoặc chính Beretta) phát hành các loại taynắm có size lớn hơn vì tay nắm chuẩn của BU9 thật sự rất nhỏ.

Súng sử dụng điểm ngắm hình chữ nhật điển hình phía sau kết hợp với đầu ruồi phía trước. Beretta bố trí 3 điểm ngắmmàu trắng (2 phía sau, 1 phía trước) để xạ thủ lấy đường ngắm dễhơn. Đặc biệt, những vị trí này sử dụng Tritium - nguyên tố phóng xạ phát sáng tự nhiên để ngắm bắn dễ dàng hơn trong đêm tối. Việc thay thế điểm ngắm cũng không có gì khó khăn.

Beretta BU9 Nano - Uy lực lớn trong một thiết kế nhỏ gọn - Ảnh 3.

Điểm ngắm của BU9

Vì súng có kích thước khá nhỏ nên nhà sản xuất đã bố trí một chốt antoàn trên thanh trượt, gần khe thoát vỏ đạn. Trong khi ở nhiều khẩu súng ngắn khác cò có phát đạn đầu tiên là hai hành động, còn lạilà đơn động thì BU9 Nano sử dụng cò hai hành động ở tất cả các phát bắn.

Theo Beretta, kiểu bố trí cò cổ điển sẽ làm mất đi sự liềnmạch và cảm giác bắn. Cò của BU9 với kết cấu 2 mảnh đặt lệch nhau tương tự dòng Glock như một khóa an toàn tăng cường. Xạ thủ cần nhấn lực đều 2 mảnh nàymới có thể khai hỏa, tránh tình trạng vô tình cướp cò.

Súng có cơ chế nạp đạn bán tự động giật ngắn kiểu khóa nòng Browning nhưng được tinh chỉnh lại, trong đó việc khóa giữanòng và thanh trượt được thực hiện bởi một chi tiết hình lăng trụ của nòng gắn với cổng thoát vỏ đạn. Tất nhiên Beretta đã chứng minh được rằng máy súng rất đáng tin cậy, bất chấp thiết kế vô cùng đơn giản của nó.

Beretta BU9 Nano - Uy lực lớn trong một thiết kế nhỏ gọn - Ảnh 4.

Trạng thái thanh trượt bị lùi vềvà khóa lại phía sau

Việc tháo lắp BU9 khá dễ dàng tuy không phải bằng tay như một sốkhẩu súng khác. Trước hết phải tháo hộp tiếp đạn cũng như chắc chắn rằng trongbuồng đạn không còn viên nào, tiếp theo là nhấn chốt phía sau trênkhung chính về phía phải bằng dụng cụ có đầu nhọn (như đinh hay bút chìchẳng hạn).

Sau đó xạ thủ cần sử dụng đồng xu nhỏ hay tua vít 2 cạnh để vặn một đinh ốc phía trên cò súng, lúc này đã có thể tháo rờigần như tất cả các bộ phận của súng ra. Việc lắp ráp được tiến hành theo tiếntrình ngược lại. Thao tác tháo lắp súng nên diễn ra tại nhà, khi có đầy đủ dụng cụ cũng như thời gian.

Beretta BU9 Nano - Uy lực lớn trong một thiết kế nhỏ gọn - Ảnh 5.

Một khẩu BU9 Nano đã được tháo rời

BU9 Nano bao gồm 2 phiên bản chính sử dụng đạn 9 mm Para và .40 S&W, đây là những loại đạn tiêu chuẩn rất phổ biến tại Mỹ và cácnước phương Tây. Vì súng khá nhỏ nên hộp tiếp đạn được làm nhỏ theo, có sức chứa 6 + 1 viên. Đây là loại hộp làm bằng thép và đục lỗ để người bắn quan sát được lượng đạn còn lại.

Sở hữu biệt danh "Baby Glock", Beretta BU9 tỏ ra làmột vũ khí rất xuất sắc. Tầm bắn hiệu quả của súng đạt 50 m, đầy mạnh mẽ và chính xác. Do kích thước gọn gàng nên BU9 là lựa chọn tự vệ hoàn hảocủa các tay chơi súng cũng như lực lượng chấp pháp trên toàn thế giới.

Đối đầu AFT-10 Trung Quốc, xe tăng T-90MS không có cơ hội chiến thắng?

Xe tăng Mỹ đã tụt hậu so với xe tăng Nga về nhiều mặt

Tuy nhiên, trong cuộc xung đột dải Gaza năm 2014 với Hamas, mặc dù sử dụng cùng loại vũ khí của Nga, không một xe tăng Merkava hay xe bọc thép nào của Israel bị tiêu diệt. Lý do là bởi Israel đã hoàn thiện Hệ thống Bảo vệ Chủ động (APS) mang tên Trophy, qua đó các xe tăng của họ có khả năng sống sót cao hơn trước.

Xe tăng Mỹ đã tụt hậu so với xe tăng Nga về nhiều mặt - Ảnh 1.

Xe tăng Merkava của Israel

Trong khi đó, Mỹ chưa từng phải đối đầu với một đối thủ đáng gờm nào trong hai thập kỷ qua, và hậu quả là các xe tăng M1 Abrams của họ không có APS.

Theo một báo cáo của Vụ Khảo cứu Quốc hội Hoa Kỳ, quân đội Mỹ đang phải đối đầu với không dưới 8 loại vũ khí chống tăng tại Syria. Điều đáng chú ý đó là phần lớn các loại tên lửa chống tăng này đều bắt nguồn từ Nga, và chúng đều rất hiệu quả trong việc đánh bại các loại xe tăng Mỹ.

Tuy nhiên việc trang bị APS cho các xe tăng và xe thiết giáp Mỹ hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. Ngay cả khi Mỹ có thể mua về và triển khai hệ thống Trophy của Israel, họ vẫn còn phải xem xét rất nhiều yếu tố khác nhau.

Vốn được trang bị hệ thống cảm biến để phát hiện và ngăn chặn những hiểm họa trong điều kiện chiến trường thay đổi với tốc độ chóng mặt, APS nhất thiết phải có khả năng tự động hoạt động, và như vậy nguy cơ hỏng hóc của chúng là khá cao.

Ngoài ra, APS cũng sử dụng một loại đạn chùm nhằm ngăn chặn xe tăng của đối phương. Điều này có thể khiến binh lính quanh xe tăng cũng bị thương.

Mỹ luôn chú trọng đến việc bảo vệ mạng sống và tài sản của quân đội cũng như dân sự, do đó họ phải tìm ra một giải pháp thích hợp nhằm thỏa mãn những vấn đề trên.

Trong khi đó, Nga tuyên bố đã gần hoàn thiện T-14 Armata, một loại xe tăng chiến đấu được trang bị một loại pháo cỡ nòng lớn, giáp phản ứng hiện đại và một hệ thống APS tự động. Mặc dù khả năng của T-14 vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi, song điều này cho thấy sự lợi hại của các loại vũ khí chống tăng cầm tay mà phiến quân trên thế giới đang sử dụng.

Để có thể đảm bảo ưu thế trên chiến trường, Mỹ cần phải tìm ra giải pháp thích hợp để nâng cao khả năng sống sót cho các loại xe thiết giáp mà mình đang có.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…

Siêu pháo phản lực phóng loạt của Campuchia khiến láng giềng phải ngưỡng mộ

Binh chủng Tăng - Thiết giáp tổ chức diễn tập khu vực phía Nam

Tham gia diễn tập có các cơ quan, đơn vị, nhà trường thuộc Binh chủng; chủ nhiệm TTG và các lữ đoàn TTG khu vực phía Nam…

Binh chủng Tăng - Thiết giáp tổ chức diễn tập khu vực phía Nam - Ảnh 1.

Tư lệnh Binh chủng Tăng - Thiết giáp kiểm tra việc triển khai nhiệm vụ của một khung tập.

Thiếu tướng Nguyễn Khắc Nam, Tư lệnh Binh chủng TTG cho biết: Đợt diễn tập nhằm nâng cao năng lực chỉ huy, điều hành của chỉ huy khối cơ quan Bộ tư lệnh và các đơn vị thuộc Binh chủng; đánh giá trình độ chỉ huy, tham mưu tác chiến của chủ nhiệm TTG và các đơn vị TTG thuộc quân khu, quân đoàn trong thực hành xử trí tình huống cụ thể, sát với thực tiễn chiến đấu; làm rõ cơ chế điều hành, chỉ huy, hiệp đồng tác chiến, biện pháp phối hợp bảo đảm cho lực lượng TTG khi tác chiến xảy ra...

Trên cơ sở đó bồi dưỡng, đánh giá, rút kinh nghiệm huấn luyện, giảng dạy, nâng cao khả năng tác chiến cho lực lượng TTG toàn quân; đồng thời, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch TTG bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.

Đợt diễn tập diễn ra trong 4 ngày.

Đối đầu AFT-10 Trung Quốc, xe tăng T-90MS không có cơ hội chiến thắng?

Biểu diễn động tác khó: Su-30MKI rơi, Rafale và EF-2000 sống sót

Tại Triển lãm Hàng không Paris - Paris-Le Bourget 1999, một chiếc Su-30MKI của Không quân Nga do phi công chính Vyacheslav Aver'yanov cùng hoa tiêu Vladimir Shendrik điều khiển đã gặp nạn lúc thực hiện một động tác khó.

Sau khi xoay vòng trên không và hạ độ cao xuống rất thấp, Aver'yanov đã cải bằng quá chậm khiến máy bay quệt đuôi xuống đường băng, hậu quả là động cơ bắt lửa rồi bị cháy, chiếc Su-30MKI mất điều khiển nhưng vẫn vọt lên theo quán tính.

Hai phi công đã kịp bung dù, thoát ra khỏi máy bay ngay trước khi nó rơi xuống và biến thành một quả cầu lửa không lồ. Trong bệnh viện, phi công Aver'yanov giải thích rằng do ảnh hưởng của ánh nắng khiến anh ta cảm giác sai về độ cao nên dẫn tới tai nạn.

Su-30MKI gặp nạn tại Triển lãm Hàng không Paris 1999

Tiếp theo, trong đoạn video dưới đây, một chiếc tiêm kích Rafale (nhiều khả năng là phiên bản Rafale-M thuộc biên chế Hải quân Pháp) đã có một màn trình diễn ở độ cao rất thấp trước sự chứng kiến của đông đảo khán giả.

Sau khi quay vòng và thực hiện động tác nhào lộn "Barrel Roll" (một trong các kỹ thuật trình diễn xe của những tay đua siêu hạng, đó là cho xe xoay vòng theo chiều dọc thân ít nhất 360 độ rồi đưa về trạng thái ban đầu, tiếp đất để tiếp tục chặng đua), chiếc Rafale đã bổ nhào xuống rất thấp, như muốn xuyên thủng mặt nước.

Tuy nhiên vào thời khắc mà khán giả cảm thấy thót tim nhất, phi công đã cho máy bay vọt lên cao và để lại một vệt sóng được tạo ra do luồng phụt của hai động cơ phản lực, cảnh tượng vô cùng đẹp mắt.

Màn trình diễn gây thót tim khán giả của tiêm kích Rafale

Còn trong pha nhào lộn này, chiếc Eurofighter Typhoon (EF-2000) thực hiện động tác mà phi công Su-30MKI từng gây lỗi, chắc chắn khi máy bay hạ độ cao xuống sát mặt đất không ít khán giả sẽ cảm thấy lo lắng.

Nhưng phi công EF-2000 đã rút kinh nghiệm để tránh mắc phải sai lầm cũ, chiếc tiêm kích "Cuồng phong" kịp lấy độ cao cần thiết để vọt lên rồi trở về hạ cánh an toàn.

Tiêm kích Eurofighter Typhoon (EF-2000) tránh được sai lầm cũ của phi công Su-30MKI

Qua một vài ví dụ trên, có thể tạm thời đi tới nhận định rằng tai nạn của máy bay tiêm kích nhiều khi là do phi công quá tự tin chứ không phải bởi khả năng thao diễn hạn chế của phi cơ.

Đối đầu AFT-10 Trung Quốc, xe tăng T-90MS không có cơ hội chiến thắng?

Được hỏi về các hợp đồng của VN, PTGĐ Tập đoàn Xuất khẩu vũ khí Nga chỉ trả lời... 1 câu!

Thông tin trên được đăng tải trên website chính thức của Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport, dẫn bài trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Russia Today của Phó Tổng giám đốc Sergei Goreslavskaya.

Theo đó, năm 2016 và các năm tiếp theo, triển vọng xuất khẩu vũ khí của Nga là hết sức sáng sủa, sẽ có nhiều hợp đồng lớn được ký kết.

Phó TGĐ Rosoboronexport nói gì về các hợp đồng mua sắm của VN? - Ảnh 1.

Ông Sergei Goreslavskaya - Phó Tổng giám đốc của Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport tại Army 2016.

Tích cực tham dự các triển lãm vũ khí quốc tế

Ông Sergei Goreslavskaya cho biết:

"Các chuyên gia của chúng tôi đã chuẩn bị hết sức chu đáo để giới thiệu nhiều loại vũ khí trang bị mới cho những khách hàng nước ngoài tiềm năng tại Army 2016. Dự kiến chúng tôi sẽ tiếp đón và trao đổi với khoảng hơn 40 đoàn quan chức quốc phòng cấp cao từ Châu Âu, châu Á, châu Mỹ Latin, châu Phi và các nước thuộc khối CIS".

Trong năm nay và năm tới, Rosoboronexport đã và sẽ có kế hoạch tham dự 22 cuộc triển lãm quốc tế về vũ khí trang bị, chú trọng đặc biệt tới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông và Mỹ Latin. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục tham dự nhiều hoạt động triển lãm lớn ở ngay tại nước Nga.

Phó TGĐ Rosoboronexport nói gì về các hợp đồng mua sắm của VN? - Ảnh 2.

Trạm radar trinh sát thụ động 1L222 Autobase-M. Ảnh: Livejournal.com

Khi được hỏi về các hợp đồng cung cấp tên lửa phòng không S-300, tên lửa bờ Bastion-P và máy bay huấn luyện - tiêm kích hạng nhẹ Yak-130 cho Syria ông cho biết:

"Ở Syria, Quân đội Nga hiện đang tham gia vào các hoạt động tác chiến tích cực để tiêu diệtcác nhóm khủng bố. Chính điều này đã dựng lên những hạn chế đáng kể vào việc đưa tin về các sản phẩm quân sự đã đang và sẽ được chuyển giao cho quốc gia này".

"Những thông tin mà báo chí Nga, Ấn Độ cho rằng hai nước đã ký hợp đồng cung cấp 10 tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf là không có thật", ông Sergei Goreslavskaya khẳng định.

Tuy nhiên, triển vọng về hợp đồng chuyển giao 3 tàu khinh hạm thuộc dự án 11356 lại đang trở nên sáng sủa hơn, khi mà cả hai bên đều đang có những thảo luận cụ thể về các đặc tính kỹ chiến thuật cần sửa đổi, về loại động cơ dự kiến sẽ được trang bị.

Được biết, 3 tàu này dự kiến sẽ được trang bị cho Hạm đội Biển Đen nhưng bị đình lại do Ukraine kiên quyết không chuyển giao động cơ chính sau những căng thẳng ở bán đảo Crime. Rosoboronexport sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu mà phía bạn hàng truyền thống hữu nghị Ấn Độ đề xuất.

Hợp đồng cung cấp lô máy bay tiêm kích đa năng Su-30MKI tiếp theo cho Ấn Độ cũng chưa được chính thức ký kết, hiện nay phía Nga vẫn tiếp tục chuyển giao tài liệu kỹ thuật, linh kiện để lắp ráp dòng máy bay trên tại quốc gia này theo hợp đồng trước đó. Tất nhiên, chúng tôi luôn sẵn sàng nếu hợp đồng mới được ký kết.

Phó TGĐ Rosoboronexport nói gì về các hợp đồng mua sắm của VN? - Ảnh 3.

Hệ thống phòng không tầm xa Antey-2500 dùng cho xuất khẩu. Ảnh: Livejournal.com

Triển vọng ở Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á

Khi được hỏi về tiến triển của các hợp đồng xuất khẩu vũ khí đã ký cũng như sự quan tâm của các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, ông Sergei Goreslavskaya thẳng thắn trả lời:

"Vì những lý do bảo mật, rất tiếc là tôi không được phép công bố thông tin về các hợp đồng bán vũ khí cho các quốc gia kể trên".

Về hợp đồng cung cấp các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 cho Brasil, mặc dù những lý do chính trị đang cản trở, nhưng hai bên không dừng hoàn toàn đàm phán mà sắp tới sẽ có thêm các cuộc thảo luận "mặt đối mặt" để giải quyết những khúc mắc cuối cùng.

Trong năm 2015, Rosoboronexport đã ký kết hợp đồng với 78 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng cộng, trong 15 năm qua, Tập đoàn đã xuất khẩu các vũ khí và sản phẩm lưỡng dụng tới 116 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch đạt trên 115 tỷ USD.

Sửng sốt trước hợp đồng mua tên lửa SAM-P/T từ Pháp: Cùng SPYDER thành cặp đôi cực mạnh!

Quân chủng PK-KQ tập huấn, huấn luyện vận hành, khai thác sử dụng và bảo đảm kỹ thuật Hệ thống VQ1-M

Dự và chỉ đạo Lớp tập huấn có Thiếu tướng Nguyễn Hữu Chí - Phó Tư lệnh Quân chủng; Thủ trưởng các cơ quan Quân chủng; đại biểu Tập đoàn Viễn thông Quân đội.

Tham gia Lớp tập huấn gồm các đồng chí chỉ huy, nhân viên vận hành khai thác, sử dụng, chuyển giao bảo đảm kỹ thuật Hệ thống VQ1-M của các cơ quan Quân chủng, Lữ đoàn 26 và các đơn vị.

Quân chủng PK-KQ tập huấn, huấn luyện vận hành, khai thác sử dụng và bảo đảm kỹ thuật Hệ thống VQ1-M - Ảnh 1.

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Chí - Phó Tư lệnh Quân chủng phát biểu khai mạc Lớp tập huấn.

Quân chủng PK-KQ tập huấn, huấn luyện vận hành, khai thác sử dụng và bảo đảm kỹ thuật Hệ thống VQ1-M - Ảnh 2.

Các đại biểu tham dự khai mạc Lớp tập huấn.

Quân chủng PK-KQ tập huấn, huấn luyện vận hành, khai thác sử dụng và bảo đảm kỹ thuật Hệ thống VQ1-M - Ảnh 3.

Quang cảnh Lớp tập huấn.

Trong thời gian 18 ngày (từ 12 đến 29/9), các đồng chí tham gia tập huấn sẽ được huấn luyện vận hành, khai thác, sử dụng Hệ thống VQ1-M; huấn luyện chuyển giao bảo đảm kỹ thuật trung tâm; huấn luyện chuyển giao bảo đảm kỹ thuật thiết bị VRE, VRS; huấn luyện chuyển giao bảo đảm kỹ thuật hệ thống thông tin truyền dẫn và huấn luyện sử dụng trạm đầu cuối nhận tin.

Phát biểu khai mạc Lớp tập huấn, đồng chí Phó Tư lệnh Quân chủng yêu cầu các đồng chí tham gia tập huấn phát huy tinh thần, trách nhiệm, ý thức tự giác, khắc phục khó khăn, nắm vững nội dung kiến thức; sau đợt tập huấn về các cơ quan, đơn vị tiếp tục huấn luyện, bồi dưỡng cho các thành phần còn lại để góp phần hoàn thành nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời của Quân chủng PK-KQ trong tình hình hiện nay.

Beretta BU9 Nano - Uy lực lớn trong một thiết kế nhỏ gọn

Nga công bố bom bay lượn hoàn hảo nhất thế giới

Tờ Svobodnaya (độc lập) của Nga ngày 11/9 dẫn lời Tổng giám đốc Tập đoàn NPO Vladimir Porhachev cho biết, nước này đã phát triển thành công một loại bom bay lượn hoàn hảo nhất thế giới để tấn công mọi mục tiêu.

Theo nguồn tin trên, loại bom mới có tên gọi дрель (Mũi khoan) hầu như vô hình đối với radar ở khoảng cách đến 30 km.

“Nó không cần động cơ. Khi được thả rơi, nó sẽ bắt mục tiêu nhờ sự giúp đỡ của hệ thống định vị GLONASS. Tôi hy vọng bom sẽ vượt qua các vụ thử nghiệm trước khi kết thúc năm 2016”, ông Porhachev nhấn mạnh.

 Nga công bố bom bay lượn hoàn hảo nhất thế giới - Ảnh 1.

Bom Mũi khoan của Nga được đánh giá là hoàn hảo nhất thế giới

Theo tiết lộ của tổng giám đốc tập đoàn NPO, Mũi khoan dài 3 m, đường kính 0,5 m và nặng 540 kg, vận tốc rơi 700 - 1.100 km/h. Bom được thả ở độ cao từ 14 km đến 100 m. Nó được trang bị hệ thống dò tìm mục tiêu bằng radar/nhiệt và “miễn nhiễm” với nhiều hệ thống tác chiến vô tuyến điện tử.

Đặc biệt, mũi khoan được phát triển dành riêng cho máy bay chiến đấu T-50 thế hệ mới là một loại bom tàng hình, có thể qua mặt hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo sử dụng công nghệ hồng ngoại của NATO.

“Và cuối cùng, đó là một loại bom “mẹ” chứa đến 15 bom “con” mỗi quả nặng khoảng 20 kg để phá hủy đồng loạt nhiều mục tiêu, điều đó có nghĩa vũ khí không vi phạm hiệp ước quốc tế về chống bom chùm”, ông Porhachev giải thích.

Ngoài ra ông Porhachev còn khẳng định, khi thả vào trên địa xe tăng, hệ thống nhận diện “bạn - thù” của Mũi khoan sẽ chỉ tấn công xe tăng của kẻ thù mà không làm hại xe tăng đồng đội.

Hơn nữa, vũ khí tàng hình của Nga có sức công phá đáng kể hơn so với vũ khí cùng loại được Mỹ phát triển. Theo số liệu vừa được công bố, một quả bom Mũi khoan có thể hạ gục cùng lúc 10 chiếc xe tăng, hiệu quả tấn công gấp 2 lần so với AGM-154 của Mỹ.

Tuyên bố của Nga được đưa ra ngay sau khi chiến đấu cơ F-35B của Mỹ phô diễn khả năng tấn công đặc biệt khi đồng thời thả bom và phóng tên lửa trong cuộc diễn tập được tổ chức ở căn cứ không quân Eglin tại bang Florida (kéo dài từ 9/8 đến 1/9/2016).

Giới phân tích cho rằng đây không chỉ là màn đáp trả hoàn hảo của Nga với Mỹ, mà còn minh chứng thêm tiềm lực quân sự quốc phòng đáng nể của Nga trước phương Tây.

Còn nhớ trong cuộc diễn tập vào hôm 31/8, Mỹ đã khiến giới truyền thông sửng sốt khi công bố lần đầu tiên chiếc F-35B vừa ném bom GBU-12 (250 kg) điều khiển bằng laser vừa theo dõi và phóng tên lửa không đối không AMRAAM (AIM-120) hạ 1 mục tiêu là máy bay QF-16 cùng lúc.

Theo thông cáo của Thuỷ quân lục chiến Mỹ cả 2 mục tiêu đều bị tiêu diệt. Theo kịch bản được Thuỷ quân lục chiến Mỹ đặt ra cho các chiếc F-35B là chiến đấu không chiến và tấn công mặt đất cùng lúc, và hệ thống vũ khí của F-35B đã đáp ứng nhiệm vụ này.

Cũng tại cuộc diễn tập này, một chiếc F-35B khác cũng phóng 2 quả tên lửa không đối không trong vòng 12 phút, hạ 2 mục tiêu.

Phát biểu sau pha tấn công lịch sử của F-35B, Trung tá Richard Rusnok cho biết, cuộc thử nghiệm thành công tốt đẹp, các kinh nghiệm thu được sẽ hữu ích cho các quân chủng khác của Mỹ lẫn các nước đồng minh có sử dụng máy bay F-35.

Đối đầu AFT-10 Trung Quốc, xe tăng T-90MS không có cơ hội chiến thắng?

Hình ảnh diễn tập thực chiến đầu tiên của xe tăng Armata

Trong đoạn clip, nguyên mẫu xe tăng Armata đã lần đầu tiên thể hiện khả năng cơ động vượt chướng ngại vật trên địa hình phức tạp, leo dốc và lội nước. Cùng với đó, T-14 cũng xuất hiện trong bài bắn thử trên thao trường.

Toàn bộ hình ảnh trên được tổng hợp trong quá trình thử nghiệm xe tăng T-14 và lần xuất hiện mới đây nhất của dòng xe tăng thế hệ mới này tại hội chợ hàng quân sự quốc tế Army-2016.

Cùng với xe tăng T-14, đoạn clip cũng miêu tả hoạt động diễn tập chiến đấu của nhiều đơn xe tăng khác như T-73B3, T-80U và T-90A trong biên chế Quân đội Nga; những bài thi đấu tại Cuộc thi đấu tăng quốc tế Tank Biathlon 2016 vừa diễn ra mới đây.

Theo một số nguồn tin, Quân đội Nga đã trang bị 31 xe tăng T-14 Armata dùng trong các hoạt động thử nghiệm và giai đoạn hoàn thiện cuối cùng của dòng xe tăng này tới đầu năm 2017.

Giá thành của mỗi xe tăng T-14 ước khoảng 3,4 triệu USD. Bộ Quốc phòng Nga trong năm 2017 sẽ tiếp nhận thêm 100 xe tăng thế hệ mới này. Lục quân Nga trong tương lai có thể mua tới 1.000 xe tăng T-14 để "thay máu" lực lượng Tăng-thiết giáp.

Thông tin về đặc tính kỹ-chiến thuật của xe tăng T-14 cơ bản đã được công khai. Nói về dòng xe tăng thế hệ mới này, Cục trưởng Cục Phương tiện thiết giáp, Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Alexander Shevchenko cho biết, điểm mạnh của T-14 là sự dung hòa giữa hỏa lực, đơn giản trong sử dụng và khả năng sống sót cao.

Chính sự xuất hiện của xe tăng Armata đã tạo ra làn sóng phát triển xe tăng thế hệ mới tại Mỹ và phương Tây. Ông A. Shevchenko cũng nhấn mạnh việc, Nga đã đi trước Mỹ và phương Tây một bước trong việc định hình khung gầm thiết giáp hạng nặng đa dụng.

Ông này cho biết thêm, trong năm 2017, ngoài xe tăng T-14 Armata, sẽ có thêm 3 phương tiện chiến đấu mới phát triển trên khung gầm cùng tên được chấp nhận vào biên chế Quân đội Nga.

Sửng sốt trước hợp đồng mua tên lửa SAM-P/T từ Pháp: Cùng SPYDER thành cặp đôi cực mạnh!

Trung Quốc lặng im khi Ấn Độ-Mỹ tập trận sát biên giới

Cuộc tập trận này được tổ chức luân phiên trên đất Ấn Độ và Mỹ. Đây là lần đầu tiên nó được tổ chức gần biên giới với Trung Quốc và cũng là cuộc tập trận quân sự chung Yudh Abhyas đầu tiên kể từ khi Ấn Độ và Mỹ ký Biên bản thỏa thuận trao đổi hậu cần (LEMOA).

Theo thỏa thuận, LEMOA cho phép Ấn Độ và Mỹ sử dụng căn cứ quân sự và các cơ sở khác của nhau. Đáng chú ý, căn cứ quân sự Chaubuttia ở Ranikhet, chỉ cách biên giới Ấn Độ - Trung Quốc khoảng 100km. Để sẵn sàng cho cuộc tập trận này, hôm 11/9, khoảng 225 binh sĩ Mỹ đã đến quận Chaubuttia.

Chỉ huy quân đội Ấn Độ, Tướng Balwant Singh Negi nói với Sunday Guardian: "Kết nối và phụ thuộc lẫn nhau là trật tự toàn cầu mới, khả năng phối hợp và hoạt động chung sẽ được áp dụng tại cuộc tập trận Yudh Abhyas 2016 là nhu cầu bức thiết quân sự mới".

Trong khi đó, Tổng tham mưu trưởng Ấn Độ Rajan Ravindran nói rằng cuộc tập trận chung Mỹ - Ấn Yudh Abhyas 2016 là bước đi lớn đối với quân đội hai nước nhằm huấn luyện và tăng cường kinh nghiệm tác chiến lẫn nhau.

"Yudh Abhyas-2016 sẽ là cơ hội tuyệt vời cho quân đội Mỹ và Ấn Độ chia sẻ chiến thuật, kỹ thuật, quy trình và kinh nghiệm hoạt động cũng như tăng cường hợp tác quốc phòng song phương", đại diện Đại sứ quán Mỹ tại Ấn Độ cho biết.

Tờ Sunday Guardian dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, cuộc tập trận không nhằm vào Trung Quốc và địa điểm tập trận chỉ phục vụ yếu tố địa lý.

Trước thềm cuộc tập trận này, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhắc lại rằng, New Delhi có mối hệ hợp tác hữu nghị với Bắc Kinh. Hiện nay, Trung Quốc vẫn đưa ra tuyên bố chính thức nào về cuộc tập trận chung Yudh Abhyas-2016 giữa Ấn Độ và Mỹ.

Được biết, hồi tháng 6/2016, Ấn Độ tham gia tập trận ba bên Malabar với hải quân Mỹ và Nhật Bản.

Kết thúc hội nghị ASEAN tại Lào, ông Modi khẳng định lập trường về vấn đề Biển Đông. "Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải, hàng không và thương mại không bị cản trở dựa trên luật pháp quốc tế, theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982".

"Đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp sẽ chỉ càng làm phức tạp thêm tình hình, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định khu vực”, Thủ tướng Modi nhấn mạnh.

Biểu diễn động tác khó: Su-30MKI rơi, Rafale và EF-2000 sống sót

Hé lộ bom hạt nhân “thông minh” mới nguy hiểm nhất của Mỹ

Cơ quan này ngày 1/8 công bố B61-12 - bom hạt nhân có định hướng, hay bom hạt nhân "thông minh" đầu tiên của Mỹ, đã trải qua giai đoạn phát triển và thử nghiệm kéo dài 4 năm, hiện đang trong thời kỳ sản xuất kỹ thuật - giai đoạn cuối cùng trước khi được đưa vào sản xuất đồng bộ, dự kiến vào năm 2020.

Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh phải đối mặt với những cảnh báo lặp đi lặp lại từ các chuyên gia dân sự và một số cựu sĩ quan quân đội cấp cao rằng quả bom này, vốn sẽ được trang bị trên máy bay chiến đấu, có thể dễ bị cám dỗ để sử dụng trong một cuộc xung đột vì độ chính xác của nó.

Tổng thống Barack Obama đã liên tục cam kết giảm vũ khí hạt nhân và từ bỏ vũ khí với những khả năng quân sự mới. Tuy nhiên, chương trình B61-12 đã phát triển mạnh do ảnh hưởng chính trị và kinh tế của các nhà thầu quốc phòng như Tập đoàn Lockheed Martin, như được ghi lại trong một cuộc điều tra do Trung tâm báo cáo điều tra (CIR) tiết lộ hồi năm ngoái.

11 tỷ USD cho khoảng 400 quả bom B61-12 là khoản chi phí đắt nhất trong số các loại bom hạt nhân của Mỹ từ trước đến nay. Dự kiến sẽ có chi phí 1.000 tỷ USD trong vòng 30 năm tới cho một chương trình hiện đại hóa vũ khí hạt nhân đang diễn ra của Mỹ.

Hầu như tất cả mọi người đồng ý rằng chừng nào mà vũ khí hạt nhân còn tồn tại, một số sự hiện đại hóa các lực lượng Mỹ là cần thiết để răn đe các nước khác leo thang đến sử dụng vũ khí hạt nhân trong một cuộc xung đột. Nhưng các nhà phê bình chỉ trích sự lãng phí và quy mô của kế hoạch hiện đại hóa trên.

Cuối tháng 7 vừa qua, 10 thượng nghị sĩ Mỹ đã gửi cho Tổng thống Obama một bức thư kêu gọi ông sử dụng những tháng tại nhiệm còn lại của mình để "kiềm chế Washington chi cho vũ khí hạt nhân và giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân".

Đặc biệt, họ kêu gọi Tổng thống Obama hủy một tên lửa hành trình hạt nhân mới, được phóng từ trên không mà Không quân Mỹ hiện đang mời gọi những đề xuất từ các nhà thầu quốc phòng.

Trong khi một số chương trình vũ khí mới đang ở tương lai xa, bom B61-12 đặc biệt sắp hoàn tất và gây quan ngại do các sự kiện gần đây như cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Đó là vì quả bom hạt nhân có định hướng này có thể sẽ thay thế 180 quả bom hạt nhân B61 cũ được dự trữ tại năm quốc gia châu Âu, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có khoảng 50 quả B61 được lưu trữ tại căn cứ không quân Incirlik (tại Thổ Nhĩ Kỳ).

Các lỗ hổng tiềm năng của các địa điểm này làm dấy lên câu hỏi về chính sách của Mỹ liên quan đến lưu trữ vũ khí hạt nhân ở nước ngoài.

Tuy nhiên, nhiều nghi vấn tập trung vào độ chính xác được tăng cường của B61-12. Không giống như những quả bom rơi tự do theo trọng lực mà nó sẽ thay thế, B61-12 sẽ là một quả bom hạt nhân có điều khiển. Tập đoàn Boeing đã lắp ráp bộ đuôi mới cho phép quả bom có khả năng bắn trúng mục tiêu một cách chính xác.

Công nghệ "Dial-a-yield" của B61-12 cho phép quân đội Mỹ điều chỉnh lực nổ của quả bom để sử dụng trong các trường hợp khác nhau. Với mức tối đa tương đương 50.000 tấn thuốc nổ TNT và mức tối thiểu tương đương 300 tấn. Quả bom này cũng có thể được trang bị trên máy bay chiến đấu tàng hình.

Tướng James Cartwright, người đứng đầu Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ đã nghỉ hưu cho rằng những khả năng mới của B61-12 có thể "sẽ lôi kéo" nhiều bên sử dụng loại bom này.

Ông nêu rõ: "Nếu tôi có thể giảm lực nổ, do đó giảm bụi phóng xạ..., liệu nó có thể được sử dụng nhiều hơn trong con mắt của một số người? Và câu trả lời là, nó có khả năng trở nên phổ biến hơn".

Beretta BU9 Nano - Uy lực lớn trong một thiết kế nhỏ gọn

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Lộ điểm yếu khi PAK FA mang vũ khí tầm xa

Nhận định này được chuyên gia quân sự Dave Majumdar của tạp chí The National Interest cho biết, lực lượng vũ trang Nga có thể bố trí tên lửa "không đối không" tầm xa mới trên các máy bay MiG-31, T-50 và phá hỏng hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm (AWACS) của máy bay, hệ thống chiến thuật do thám trên không (JTARS) và máy bay tiếp dầu loại Boeing KC-135.

Tuy nhiên, theo phân tích của nhiều chuyên gia khác, việc Nga trang bị cho tiêm kích PAK FA kho vũ khí tầm xa là để khắc phục nhược điểm tàng hình của dòng chiến đấu cơ này.

 Lộ điểm yếu khi PAK FA mang vũ khí tầm xa - Ảnh 1.

Tiêm kích PAK FA

Nhận định trên được đưa ra sau khi trang mạng Foxtrotalpha ngày 20/8 cho biết Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất Nga (UAC, trong đó có hãng Sukhoi) có một đồ hoạ về các vũ khí tầm xa mà PAK FA sẽ trang bị, gồm tên lửa không đối không, không đối đất, tên lửa diệt hạm, bom… hầu hết đều là vũ khí có tầm bắn xa tối đa đến 400 km.

Vũ khí tầm xa đầu tiêm của PAK FA phải kể đến là tên lửa Izdelie 810 (phiên bản của R-37M) tiêu diệt mục tiêu giá trị cao hoặc máy bay cảnh báo sớm AWACS ở cách xa 400 km, tên lửa hành trình Kh-35UE diệt hạm (bắn xa 260 km), tên lửa hành trình Kh-58UShKE diệt radar (bắn xa 245 km), tên lửa diệt hạm siêu âm BrahMos-NG (bắn xa 290 km)...

Ba loại tên lửa bắn xa nhất này đều nằm trong khoang vũ khí trong bụng của PAK FA. Việc tiêm kích tàng hình PAK FA mang các tên lửa tầm xa để diệt máy bay cảnh báo sớm (AWACS) và cố hạn chế bị radar đối phương phát hiện là điểm khác biệt quan trọng của dòng tiêm kích này so với máy bay tàng hình của Mỹ hay Trung Quốc.

Không như PAK FA, những chiến đấu cơ tàng hình của Mỹ như F-22, F-35 chỉ dùng tên lửa không đối không loại AIM-120 AMRAAM và cả AIM-120D có tầm bắn gần hơn máy bay Nga.

Ngoài ra, máy bay tàng hình Mỹ cũng không được trang bị tên lửa diệt radar hay tên lửa diệt hạm tầm xa như của PAK FA, nghĩa là máy bay Mỹ có thể bay đến gần mục tiêu mà không bị phát hiện hơn là máy bay tàng hình của Nga.

Điều này cũng có nghĩa là máy bay tàng hình của Nga phải phụ thuộc vào vũ khí tầm xa khi tấn công đối phương ở khoảng cách xa thay vì đến gần, do khả năng tàng hình của nó yếu kém hơn máy bay Mỹ.

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên khả năng tàng hình của PAK FA được nhắc đến với thái độ nghi ngờ. Ngay từ cuối năm 2013, Tạp chí Defense News đã có những phân tích cho rằng khả năng tàng hình của máy bay Nga chỉ bằng 1/2 so với F-22 dù máy bay Mỹ ra đời trước đó tới 20 năm.

Theo Defense News, khả năng tàng hình thôi không đủ. Khả năng tàng hình đối với radar là tính năng cơ bản cần có của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, PAK FA chỉ đảm bảo được một phần tính năng này.

PAK FA áp dụng công nghệ tàng hình plasma, đầu, khoang, cánh và ống nạp của máy bay đều sử dụng thiết kế hình dáng độc đáo, khoang vũ khí cũng áp dụng phương thức lắp đặt bên trong, giúp cho mặt cắt phản xạ radar chỉ là 0,5 m2, nhưng khả năng tàng hình của nó vẫn rõ ràng thua kém F-22.

Cùng một bộ radar, khoảng cách bộc lộ của PAK FA gấp đôi F-22, tạp chí Defense News nhận định.

Siêu pháo phản lực phóng loạt của Campuchia khiến láng giềng phải ngưỡng mộ

Hé lộ giá trị buôn bán vũ khí Mỹ-Ả rập Xê út thời Obama

Thông tin này được hãng thông tấn Reuters trích dẫn dựa trên báo cáo của Trung tâm Chính sách Quốc tế (CIP) đăng tải.

Từ tháng 1/2009 giữa Mỹ và Ả rập xê út đã ký kết tổng cộng 42 hợp đồng cung cấp vũ khí và kỹ thuật quân sự các loại khác nhau, trong đó có các loại vũ khí cỡ nòng nhỏ, các loại đạn dược cho đến xe tăng, trực thăng, các tàu chiến và tên lửa "không đối đất".

Ngoài ra, Mỹ cũng đảm bảo hỗ trợ về mặt kỹ thuật và huấn luyện các quân nhân cho Ả rập xê út.

Theo tác giả của bản báo cáo William Hartung, còn một phần không nhỏ lượng kỹ thuật quân sự theo hợp đồng giữa Mỹ và Ả rập xê út vẫn chưa được chính quyền Mỹ chuyển cho Ả rập xê út.

Chỉ tính riêng trong tháng 8/2016, chính quyền của Tổng thống Obama đã bán được lượng vũ khí trị giá 1,15 tỷ USD cho Ả rập Xê út.

Theo Hartung, giá trị tương tự của các hợp đồng cung cấp vũ khí cũng sẽ cho phép Mỹ gia tăng ảnh hưởng lên Ả rập xê út trong quá trình Ả rập xê út thực hiện chiến dịch quân sự ở Yemen.

"Những phản hồi về các loại xe tăng chiến đấu hoặc việc trì hoãn quá trình cung cấp vũ khí và cung cấp dịch vụ với giá trị hàng chục triệu USD có thể là tín hiệu rõ ràng đối với giới lãnh đạo Ả rập xê út rằng họ nên ngừng các cuộc ném bom ở Yemen và áp dụng các biện pháp để ngăn chặn các tổn thất về người với dân thường"- tác giả bản báo cáo trích dẫn.

Bản báo cáo này được lập dựa trên cơ sở các dữ liệu của Cơ quan Hợp tác trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng (DSCA) trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ. Các đề xuất về các hợp đồng trong lĩnh vực vũ khí và đạn được cần phải được Quốc hội Mỹ ủng hộ.

Cơ quan này cho biết Quốc hội Mỹ ủng hộ phần lớn các đề xuất đã được chuẩn bị nhưng trong bản báo cáo này không chỉ ra cụ thể số lượng các hợp đồng không được thông qua.

Lộ diện hình ảnh thực tế của tổ hợp tên lửa Buk-M3

[VIDEO] Vũ khí Nga đồng loạt khai hoả ở "Kavkaz-2016"

Đây là một trong những nội dung quan trọng nằm trong khuôn khổ cuộc tập trận "Kavkaz-2016" đang diễn ra ở nhiều vùng, lãnh thổ thuộc Liên bang Nga.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, bài diễn tập trên có sự tham gia của xe chiến đấu BMP-3, BTR-80A, T-72BM và T-90A, pháo tự hành MSTA-S…

Trong khi đó, các chiến đấu cơ Su-35, Su-24 và trực thăng tấn công Mi-35 thực hiện bắn phá mục tiêu dưới mặt đất.

Cuộc tập trận "Kavkaz-2016" kéo dài đến ngày 10/9, với sự tham gia của 12.500 binh sĩ cùng nhiều trang, thiết bị vũ khí hiện đại đang được biên chế trong lực lượng không quân và hải quân Liên bang.

Bảng xếp hạng vũ khí tối tân - Hỏa lực hạng nặng (P2)

"Nội soi" khinh hạm 3.000 tấn sắp có mặt tại biển Đông

vccorp.vn

Copyright © 2008 - 2016 – Công ty Cổ phần VCCorp

Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943 113 999
Email: btv@soha.vn
Giấy phép số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.

Tăng Armata vượt quá mong đợi của Nga

Tuyên bố của ông Oleg Siyenko đưa ra khi tham dự Diễn đàn quân sự-kỹ thuật quốc tế "Quân đội-2016" ở Kubinka thuộc tỉnh Moskva, đồng thời lưu ý rằng các thử nghiệm T-14 "đang diễn ra tích cực".

"Tôi muốn nói rằng các kết quả mà chúng tôi đạt được ngày hôm nay đã xác nhận đầy đủ các nhiệm vụ kỹ thuật mà Bộ Quốc phòng giao cho chúng tôi và vượt quá một vài chỉ số", ông Siyenko cho biết.

Trước khi ông Oleg Siyenko đưa ra tuyên bố này, hồi đầu năm 2016, lãnh đạo các lực lượng Nội vụ Nga cũng đã khiến thế giới choáng khi tuyên bố có thể từ chối các dòng xe chiến đấu Armata vì quá "xịn".

Lãnh đạo Các lực lượng Nội vụ của Liên bang Nga nhận thấy, những loại xe thiết giáp thuộc loại thiết bị chiến đấu chuyên dụng như "Armata", "Bumerang" và "Kurganets" không thật cần thiết cho trang bị của ngành này và có thể sẽ không tiếp nhận chúng vào hệ trang bị.

Theo lãnh đạo Bộ Nội vụ, hiện bộ này đã có khá nhiều loại trang bị bọc thép cho lực lượng của mình, trong khi các dòng xe được thiết kế trên khung gầm Armata có quá nhiều vũ khí và ngoại hình "dữ tợn".

Bộ Nội vụ nước này hiện đang nghiên cứu chọn phương án xe ô tô bọc thép "Ural-VV" để trang bị cho cho các tiểu đoàn, trung đoàn và lữ đoàn cảnh sát cơ động chứ không dùng xe chiến đấu bộ binh của quân đội.

Còn riêng lực lượng trinh sát và đặc nhiệm, ngoài sở hữu xe ô tô bọc thép Ural-VV mới, sẽ được trang bị thêm các xe bọc thép chở quân BTR-82" - báo Izvestia trích lời một đại diện của Bộ Nội vụ cho biết.

Theo đại diện Bộ Nội vụ, Bộ này chưa có nhu cầu về Armata và các loại xe chiến đấu hạng nặng tương tự. Những xe BMP được sản xuất phục vụ cho hoạt động quân sự qui mô lớn, trong khi Lực lượng Nội vụ chỉ chuyên tham gia việc duy trì an ninh trật tự trong nước.

Vừa qua, Phó Tổng giám đốc của Nhà máy Uralvagonzavod, phụ trách mảng thiết bị đặc biệt là ông Vyacheslav Khalitov cho biết, khoảng hai mươi siêu xe tăng và xe thiết giáp được thiết kế trên nền tảng Armata đang trải qua quá trình thử nghiệm ở mọi cấp độ.

Theo lời vị Phó Tổng giám đốc của Uralvagonzavod, sau cuộc thử nghiệm hàng loạt này, xe tăng T-14 Armata và xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata sẽ được đưa vào hệ trang bị của quân đội Nga khoảng năm 2016-2017.

Đồng thời, những chiếc đầu tiên trong dòng xe này có thể được xuất khẩu sau năm 2020. Tuy nhiên, chúng còn phụ thuộc vào đơn đặt hàng của quân đội Nga là nhiều hay ít và khả năng của nhà sản xuất có đủ đáp ứng yêu cầu trang bị đại trà cho quân đội Nga, trước khi xuất khẩu.

Do đó, việc lực lượng Nội vụ Nga từ chối không tiếp nhận cũng là điều dễ hiểu vì với chức năng chủ yếu là bảo vệ an ninh nội địa, họ sẽ không phải đối đầu với những đối thủ có lực lượng tăng-thiết giáp mạnh hay sở hữu những loại vũ khí chống tăng có uy lực lớn.

Bảng xếp hạng vũ khí tối tân - Hỏa lực hạng nặng (P2)

Thị trường máy bay quân sự ở châu Á tăng mạnh

Kể từ khi chiếc F-16 đầu tiên được xuất xưởng ở nhà máy Fort Worth vào những năm 1970, những chiếc F-16 đã trở thành biểu tượng sức mạnh quân sự của Mỹ. Nếu nhà sản xuất Lockheed Martin giành được hợp đồng lớn ở nước ngoài, F-16 có thể trở thành sản phẩm mới nhất của Mỹ chiến thắng ở hải ngoại.

Châu Á chi tiêu mạnh cho quốc phòng

Các nước châu Á đang đẩy mạnh việc mua máy bay chiến đấu mới nhằm đáp ứng thách thức an ninh mới. Đặc biệt là để đối phó với động thái gần đây của Trung Quốc. Bắc Kinh đã bồi lấp trái phép 7 thực thể trên quần đảo Trường Sa, tuyên bố chủ quyền chiếm tới 80% diện tích Biển Đông.

Trung Quốc cũng tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Ấn Độ đang tranh chấp biên giới với Trung Quốc và Pakistan. Bắc Kinh đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng ở Nam Á, khu vực vốn là “sân sau” của New Delhi

Đặc biệt, các nước trong khu vực tỏ ra lo lắng với những động thái quân sự “không biết đâu mà lần” của Triều Tiên. Trong năm 2016, Bình Nhưỡng liên tục phóng tên lửa đạn đạo. Đặc biệt, ngày 24/8, lần đầu tiên trong lịch sử, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.

Ngày 31/8, Nhật Bản đã công bố ngân sách quốc phòng mới tăng 2,3%, mức tăng lần thứ 5 liên tiếp. Nhật Bản là khách hàng lớn nhất của Mỹ trong giai đoạn 2013-2014. Theo số liệu của Bloomberg, giai đoạn này, Tokyo đã chi khoảng 36,5 tỷ USD để mua máy bay, tên lửa và các thiết bị quân sự khác.

Nhật Bản cũng đặt hàng 42 tiêm kích tàng hình F-35 và lắp ráp tại Nagoya. F-35, chương trình tiêm kích tàng hình đắt nhất lịch sử đang phụ thuộc vào các khách hàng nước ngoài như Nhật Bản, Australia và các đối tác khác chiếm ít nhất 20% tổng đơn hàng.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Ấn Độ là nhà nhập khẩu quốc phòng lớn nhất thế giới. 60% nhu cầu quốc phòng của nước này được nhập khẩu. Những năm Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ là bạn hàng truyền thống của Liên Xô.

Những năm gần đây, New Delhi đã mở rộng mua các thiết bị quân sự từ Mỹ. Ấn Độ mua trực thăng S-92, máy bay vận tải C-130J từ Mỹ và nhiều vũ khí khác. Nhiều nhà thầu quốc phòng Mỹ đang có cơ hội lớn ở thị trường Ấn Độ khi Thủ tướng Modi đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội.

Bernard Loo, giáo sư tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore nhấn mạnh: “Nhiều hệ thống vũ khí của Ấn Độ sắp hết hạn sử dụng và cần được thay thế”.

Trong ngày 29/8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã hội đàm với người đồng cấp Manohar Parrikar về hợp tác sản xuất động cơ phản lực, tàu sân bay và nhiều dự án quân sự khác. “Sự hợp tác này chắc chắn sẽ đem lại sự hợp tác sâu rộng trong phát triển và sản xuất”, ông Carter nói trong cuộc họp báo.

Hàn Quốc cũng là quốc gia có ngân sách quốc phòng cao ở khu vực châu Á. Chi tiêu quốc phòng Hàn Quốc năm 2015 chiến 2,6% GDP. Trong tháng 10/2015, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye tuyên bố kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng tới 4% GPD.

Gần đây, Seoul đã cho phép Washington triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD trên bán đảo Triều Tiên dẫn đến căng thẳng ngoại giao với Bắc Kinh. Trung Quốc cho rằng, hệ thống THAAD là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia nước này.

Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 5, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Tuy nhiên, với mức giá quá cao, các thiết bị quốc phòng sản xuất tại Mỹ khó tiếp cận thị trường Đông Nam Á.

Nhà phân tích Kyle Springer, thuộc Trung tâm Perth USAsia, Đại học Western Australia cho biết, các nhà thầu quốc phòng Mỹ phải hạ giá bán hoặc chuyển sản xuất đến châu Á để giành chiến thắng trong các cuộc đấu thầu.

Các nhà thầu Mỹ tìm cách mở rộng thị trường

Tập đoàn Lockheed đang cạnh tranh hợp đồng mua sắm máy bay trị giá 150 tỷ USD trong chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Để chiến thắng, Lockheed phải chuyển giao công nghệ sản xuất F-16 cho Ấn Độ.

Randall Howard, giám đốc mảng phát triển kinh doanh hàng không của Lockheed nói: “Những gì chúng ta cần làm là đưa Ấn Độ trở thành trung tâm của các cơ sở sản xuất”. Ông cho biết thêm, các đối thủ Boeing và Saab cũng đang làm điều tương tự để chuyển sản xuất sang Ấn Độ.

Sự kiện trên cho thấy, các nhà thầu quốc phòng Mỹ đang sẵn sàng để tranh giành khách hàng trên toàn thế giới. Việc Lầu Năm Góc giảm ngân sách quốc phòng từ năm 2013 buộc các nhà thầu phải tìm kiếm thị trường mới.

Theo số liệu của Bloomberg Intelligencex, doanh thu bán hàng nước ngoài của các nhà thầu quốc phòng Mỹ tăng từ 16% năm 2009 lên 24% trong năm 2015. Trong khi đó, doanh số bán hàng quân sự trong nước giảm 2,4%. Đối với tập đoàn Raytheon, doanh số quốc tế chiếm đến 35% doanh thu năm 2016, so với 31% năm 2015.

Toby O'Brien, giám đốc tài chính của Raytheon nói: “Chiến lược tăng trưởng toàn cầu của chúng tôi đang tiến triển. Việc đặt hàng nước ngoài thực sự mạnh mẽ”.

Lộ diện hình ảnh thực tế của tổ hợp tên lửa Buk-M3

Sửng sốt trước hợp đồng mua tên lửa SAM-P/T từ Pháp: Cùng SPYDER thành cặp đôi cực mạnh!

Singapore - Quốc đảo nhỏ bé nhưng rất quan tâm tới quốc phòng!

Được mệnh danh là Quốc đảo Sư tử, với diện tích nhỏ bé - chỉ hơn 700km2, nhỉnh hơn đảo Phú Quốc (574km2) của Việt Nam đôi chút và dân số chừng 5,5 triệu người, nhưng Singapore lại có nền kinh tế hết sức phát triển với tổng GDP (danh nghĩa) năm 2014 là khoảng 453 tỷ USD, bình quân đầu người đạt hơn 56.300 USD, thuộc hàng cao nhất thế giới.

Nhờ có tiềm lực kinh tế mạnh, nền quốc phòng Singpore cũng được quan tâm đầu tư, với tổng ngân sách ước đạt 10,3 tỷ USD (2016), chiếm 3,4% GDP và có nhiều bước tiến vượt bậc về mua sắm vũ khí trang bị khiến nhiều quốc gia trong khu vực phải thèm muốn.

Về cơ cấu tổ chức, mặc dù chỉ có 71.600 quân thường trực, khá khiêm tốn, nhưng Quân đội Singapore có đầy đủ các lực lượng Hải - Lục - Không quân. Trong đó:

Lục quân Singapore: có 3 sư đoàn bộ binh thường trực, 2 sư đoàn bộ binh dự bị và một số tiểu đoàn pháo, công binh độc lập với nhiều vũ khí tối tân như xe tăng Leopard-2A4, xe thiết giáp AMX-10PAC 90, pháo xe kéo LG-1, FH-2000, pháo tự hành 155mm nội địa, tên lửa chống tăng Spike,...

Hải quân Singapore: có 2 hạm đội và một số bộ tư lệnh đóng chủ yếu tại 2 căn cứ hải quân chính với 2 tàu ngầm lớp Archer (sẽ có thêm 2 chiếc Type-218SG rất hiện đại đặt mua của Đức, dự kiến bắt đầu hoạt động từ năm 2019-2020; 6 tàu khinh hạm tàng hình lớp Formidable cùng nhiều tàu hộ vệ, tàu tuần tra, tàu đổ bộ - hậu cần hiện đại.

Không quân Singapore: có 17 đơn vị đóng tại 4 căn cứ không quân chính, trang bị nhiều máy bay hiện đại như tiêm kích F-15SG, F-16 Block52; trực thăng tấn công AH-64D Longbow Apache cùng nhiều loại máy bay tiếp dầu, cảnh báo sớm, vận tải,...

Ngoài ra, lực lượng Không quân Singapore còn sở hữu nhiều loại tên lửa phòng không và radar hiện đại bậc nhất khu vực như SAM-P/T, SPYDER-SR, I-Hawk, Rapier MkII, Igla, RBS-70,...

Việc Singapore đặt mua SAM-P/T là một thông tin gây sửng sốt với nhiều người, nhưng trên hết, đây là quyết định hoàn toàn đúng đắn.

Kết hợp tên lửa phòng không Pháp - Israel: Lưới lửa mạnh nhất ĐNÁ - Ảnh 1.

Tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER-SR của Singapore.

Lưới lửa hiện đại, mạnh nhất Đông Nam Á

Nhìn vào số lượng và chất lượng trang bị của phòng không Singapore, quả thực không ít người phải thốt lên "quá mạnh". Thực vậy, họ đang có trong tay những thứ vũ khí phòng không tối tân, hợp thành lưới lửa liên hoàn, có chiều sâu, đủ khả năng chống đỡ những cuộc tiến công đường không.

Phòng không tầm xa được bảo đảm bởi tổ hợp tên lửa phòng không (SAM-P/T). Với tên lửa Aster-30 có tầm bắn tới 70km (hoặc thậm chí tới 120km), ô hỏa lực của chúng đủ sức bao phủ một vùng không gian rộng lớn, có tầm cao tới 20km.

Kết hợp tên lửa phòng không Pháp - Israel: Lưới lửa mạnh nhất ĐNÁ - Ảnh 2.

Hệ thống phòng không SAMP/T.

SAMP/T đang được triển khai hoạt động trong quân đội Pháp và Italy, góp phần quan trọng vào hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo chung của khối NATO ở khu vực châu Âu, được đánh giá có hiệu quả cao trong việc chống các mục tiêu cơ động linh hoạt trên khu vực rộng.

Sau khi SAM-P/T đưa vào trực chiến có thể tên lửa phòng không tầm trung I-Hawk sẽ được đưa vào niêm cất hoặc loại biên.

Tiếp đến là vòng hỏa lực của các tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn SPYDER-SR có vùng diệt mục tiêu 15km, dải độ cao từ 20 đến 9.000m.

Kết hợp tên lửa phòng không Pháp - Israel: Lưới lửa mạnh nhất ĐNÁ - Ảnh 3.

Tổ hợp tên lửa phòng không cơ động Igla.

Vòng trong cùng chính là hỏa lực dày đặc của các loại tên lửa tầm thấp hiện đại như Rapier MkII, Igla, RBS-70. Trong đó, Igla được đặt trên khung gầm xe mang phóng bánh xích có sức cơ động việt dã rất tốt.

Tất nhiên, trước khi đến lượt các tổ hợp tên lửa phòng không phải khai hỏa thì các máy bay tiêm kích hiện đại như F-15, F-16 của Không quân Singapore đã xuất kích đánh chặn từ rất xa, ngoài ô bảo vệ của tên lửa.

Để hỗ trợ cho không quân tiêm kích, tên lửa phòng không, mạng tình báo trên không của Singapore cũng được chú trọng đầu tư, các loại máy bay cảnh báo sớm như G-550 (Israel), radar nhìn vòng như FPS-117 (Mỹ), AMB (Thụy Điển) có khả năng phát hiện từ xa các loại mục tiêu bay, cho phép các đơn vị hỏa lực chuyển cấp chiến đấu sớm.

Kết hợp tên lửa phòng không Pháp - Israel: Lưới lửa mạnh nhất ĐNÁ - Ảnh 4.

Mạng hỏa lực phòng không của Singapore

Như vậy, có thể khẳng định đến thời điểm này, Singapore đã hoàn thành mục tiêu xây dựng mạng lưới phòng không thế hệ thứ 3 hết sức hiện đại theo đúng lộ trình đã đặt ra, biến Không quân nước này thành một lực lượng đáng gờm trong khu vực, nếu không nói là mạnh nhất Đông Nam Á.

Tất nhiên, với một diện tích nhỏ hẹp như vậy, bấy nhiêu vũ khí có lẽ đã đủ, nhưng so với các quốc gia rộng lớn trong khu vực, để "che" toàn bộ lãnh thổ thì chừng đó chẳng thấm tháp gì bởi có quá nhiều mục tiêu quan trọng cần cosoo phòng không bảo vệ như thành phố lớn, đầu não, các khu công nghiệp, căn cứ quốc phòng siêu hạng.

Bất ngờ: "Kẻ hủy diệt" Su-37 đứng trước cơ hội tái sinh

Sở hữu Il-76, năng lực không vận của Campuchia đứng đầu khu vực Đông Nam Á?

Imtrec Aviation là hãng hàng không có trụ sở đặt tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, với chức năng chính là vận tải hàng hóa trong nước và quốc tế.

Đây sẽ là một công ty bình thường nếu như họ không vận hành một máy bay Il-76, chiếc vận tải cơ hạng nặng nổi tiếng trên thế giới do Liên Xô/Nga sản xuất. Được biết chiếc Il-76 trên được đăng ký tại Lào và thuộc phiên bản Il-76TD.

Sở hữu Il-76, năng lực không vận của Campuchia đứng đầu ASEAN? - Ảnh 1.

Máy bay vận tải Il-76TD của Imtrec Aviation

Ilyushin Il-76 Candid là loại máy bay vận tải hạng nặng 4 động cơ phản lực được thiết kế với mục đích vận chuyển máy móc, thiết bị hạng nặng đến các khu vực xa xôi có cơ sở hạ tầng kém trên lãnh thổ Liên bang Xô Viết nhằm thay thế cho Antonov An-12.

Il-76 cất cánh lần đầu ngày 25/3/1971, chính thức vào biên chế tháng 6/1974 và hiện vẫn đang được sản xuất tại Tashkent, Uzbekistan. Số lượng xuất xưởng các phiên bản Il-76 tính đến nay đã lên đến trên 960 chiếc.

Biến thể Il-76TD chính thức hoạt động năm 1982, mặc dù ban đầu được thiết kế với vai trò máy bay vận tải quân sự nhưng rồi nó lại trải qua các sửa đổi để tối ưu hóa cho hàng không dân dụng. Tuy vậy năng lực vận tải của Il-76TD vẫn tương đương phiên bản quân sự Il-76MD.

Thông số kỹ thuật cơ bản của Il-76: chiều dài 46,59 m; sải cánh 50,5 m; chiều cao 14,76 m; trọng lượng rỗng 72.000 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 190.000 kg; kíp lái gồm 7 người.

Nhờ 4 động cơ phản lực PNPP "Aviadvigatel" D-30KP công suất 117,68 kN mỗi chiếc, cho tốc độ tối đa 850 km/h; tầm bay 3.650 km với tối đa tải trọng 50 tấn hoặc lên tới 7.300 km khi chỉ mang tải 20 tấn; trần bay 15.500 m. Ngoài ra chiếc vận tải cơ này còn có thể chuyên chở được 140 lính bộ binh hoặc 125 lính dù.

Sở hữu Il-76, năng lực không vận của Campuchia đứng đầu ASEAN? - Ảnh 2.

Chiếc Il-76TD của Imtrec Aviation tại sân bay Don Muemang, Thái Lan, thời điểm tháng 3 năm 2004

Như đã đề cập, mặc dù là biến thể dân sự nhưng thực chất năng lực vận tải của Il-76TD không khác gì Il-76MD, nó chỉ lược bỏ vũ khí đi mà thôi. Do vậy khi cần thiết thì Không quân Hoàng gia Campuchia hoàn toàn có thể trưng dụng nó cho các nhiệm vụ quân sự, vậy khi đó năng lực không vận của Campuchia có đứng đầu khu vực Đông Nam Á?

Đáng tiếc là ngoài chiếc Il-76 trên thì phi đội vận tải cơ của Campuchia chỉ có thêm 2 chiếc MA-60 cùng 1 chiếc Y-17, chất lượng vượt trội của Il-76TD không thể bù đắp được cho số lượng cũng như tổng sức tải quá nhỏ nhoi.

Vì vậy phải khẳng định rằng so với nhiều quốc gia khác trong khối ASEAN thì khả năng lập cầu hàng không của Campuchia vẫn còn rất khiêm tốn.

Siêu pháo phản lực phóng loạt của Campuchia khiến láng giềng phải ngưỡng mộ