Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Chuyên gia Mỹ phát hiện một loạt "đồ giả" trong cuộc duyệt binh Triều Tiên

Hôm thứ Ba, quân đội Hàn Quốc thông báo Triều Tiênđang tiến hành cuộc tập trận pháo binh quy mô lớn.

Một quan chức Triều Tiên cảnh báo rằng đó là "đòn trừng phạt tàn bạo" dành cho "những kẻ hiếu chiến điên cuồng" tại Mỹ và những bên khác.

Lời hăm dọa này không có gì mới mẻ nhưng lần này, nó khiến tình hình trong khu vực trở nên căng thẳng hơn.

Cuộc tập trận pháo binh được tổ chức để kỷ niệm 85 năm ngày thành lập lực lượng quân đội Triều Tiên.

Chưa đầy 2 tuần trước đó, Bình Nhưỡng đã tiến hành phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo (nhưng thất bại) và tổ chức duyệt binh quy mô lớn để kỷ nhiệm 105 năm ngày sinh của cố chủ tịch Kim Nhật Thành.

Tại cuộc duyệt binh hôm 15/4, Triều Tiên đã trưng bày nhiều tên lửa mới. Trong số này, người ta cho rằng có ít nhất một loại tên lửa là mô hình, song mọi chuyện chưa dừng lại ở đây.

Một số chuyên gia cho biết, họ còn phát hiện ra nhiều thứ "đồ giả" khác nữa.

Theo nhà báo Alex Diaz của hãng tin Fox News, bằng cách quan sát kỹ lưỡng, hình ảnh một số binh sĩ tham gia duyệt binh cho thấy những tên lửa của Triều Tiên không phải là thành phần duy nhất chưa sẵn sàng chiến đấu.

"Cuộc duyệt binh này nhằm mục đích gửi đi thông điệp hơn là cho thấy hiệu quả chiến đấu" - Michael Pregent, một cựu sĩ quan tình báo quân đội với 28 năm kinh nghiệm trong các cuộc xung đột xảy ra tại khắp nơi trên thế giới và hiện đang là cộng sự tại Viện Hudson ở thủ đô Washington (Mỹ), nhận định.

Ông Pregent đã quan sát một vài bức ảnh chụp binh sĩ Triều Tiên trong cuộc duyệt binh hôm 15/4 và bắt đầu tìm kiếm những điểm bất thường ở họ. Dưới đây là một số phát hiện mà ông chia sẻ với bộ phận điều tra của Fox.

Biệt kích hay tranh biếm họa?

Chuyên gia Mỹ phát hiện một loạt đồ giả trong cuộc duyệt binh Triều Tiên - Ảnh 1.

Ảnh: AP

Một trong số các bức ảnh đáng chú ý nhất trong cuộc duyệt binh của Triều Tiên là lực lượng đặc nhiệm mang theo những khẩu súng với thiết bị lạ giống như ống phóng lựu.

Theo ông Pregent, đó thực chất là băng đạn xoắn dạng ống trụ, có khả năng mang theo ít nhất 100 viên đạn. Song, nó được cho là không mấy hiệu quả.

Ngoài ra, ông Pregent nghi ngờ liệu những khẩu súng này có thực sự được nạp đạn hay không. bởi công nghiệp sản xuất đạn vẫn là một vấn đề lớn đối với Bình Nhưỡng.

Chuyên gia Mỹ phát hiện một loạt đồ giả trong cuộc duyệt binh Triều Tiên - Ảnh 2.

Ảnh: AP

Không chỉ những khẩu súng làm dấy lên nhiều câu hỏi, mà ngay cả những thiết bị khác trên người đặc nhiệm Triều Tiên cũng khiến họ như đang trình diễn thời trang.

Theo ông Pregent, loại kính mát mà họ đeo trông giống như kính râm thông thường, thay vì loại bao quanh và bảo vệ mắt chuyên dụng của đặc nhiệm. Thậm chí, đôi găng tay hở ngón mà một số binh sĩ mang theo cũng mang tính chất trình diễn mà thôi.

"Một số binh sĩ nước chúng ta (Mỹ) cũng trang bị loại găng tay này (hở ngón), nhưng phần lớn các binh sĩ thường đeo găng tay kín ngón do nhiệt tỏa ra từ nòng súng sau khi bắn, chưa kể đến khả năng chịu lửa" - ông Pregent nói.

"Đạn lựu giả"

Chuyên gia Mỹ phát hiện một loạt đồ giả trong cuộc duyệt binh Triều Tiên - Ảnh 3.

Ảnh: AP

Chuyên gia Mỹ phát hiện một loạt đồ giả trong cuộc duyệt binh Triều Tiên - Ảnh 4.

Ảnh: AP

Một thiết bị khác thu hút sự chú ý trong cuộc duyệt binh của Triều Tiên là những quả đạn lựu quá khổ, với hình dạng và màu sắc khác nhau, gắn ở đầu các khẩu súng mà binh sĩ nước này mang theo.

Pregent cho rằng chúng trông "thật tức cười".

"Nếu quan sát, các vị có thể thấy miếng nhựa ở mũi quả đạn" - ông Pregent nói.

Bên cạnh đó, vị chuyên gia nghi ngờ những khẩu súng mạ bạc mà một số binh sĩ Triều Tiên mang theo cũng là giả.

"Saddam từng có những khẩu súng lục mạ vàng nhưng ngay đến ông ta cũng sẽ không trao chúng cho quân lính của mình, vì thế những khẩu súng này (của Triều Tiên) nhiều khả năng là sơn màu bạc" - ông Pregent nói.

Chuyên gia Mỹ phát hiện một loạt đồ giả trong cuộc duyệt binh Triều Tiên - Ảnh 5.

Ảnh: AP

"Hàng giả", nhưng vẫn có lý do để sợ

Có rất nhiều nghi vấn xung quanh năng lực của Triều Tiên, như hiệu quả tác chiến trên bộ, các loại tên lửa đạn đạo và thậm chí năng lực hạt nhân.

Tuy nhiên, giới chuyên gia đồng tình rằng các đơn vị pháo binh tham gia cuộc tập trận tuần này đang tạo ra mối nguy hiểm rõ ràng đối với các đồng minh của Mỹ.

Chuyên gia Mỹ phát hiện một loạt đồ giả trong cuộc duyệt binh Triều Tiên - Ảnh 6.

Các hệ thống pháo Triều Tiên khai hỏa trong cuộc tập trận quy mô lớn. Ảnh: KCNA

George Friedman, người sáng lập website Geopolitical Futures cho rằng, nếu bắn vào Seoul, những đơn vị pháo binh của Triều Tiên sẽ gây ra một cuộc tàn sát khủng khiếp.

Theo ông Friedman, tiêu diệt toàn bộ các đơn vị pháo binh đó "không hề là một việc dễ dàng và không thể giải quyết trong cuộc tấn công 1 ngày".

Đồng quan điểm này, ông Pregent nêu bật một vấn đề quan trọng: "Họ có năng lực quân sự chính đáng với lực lượng pháo binh - vậy tại sao lại phải giả vờ ở những phương diện khác?"

[VIDEO] TOP GUN: Nơi phi công sừng sỏ của Hải quân Mỹ bí mật luyện chiêu

Đâm tàu hàng, tàu trinh sát Nga chìm ở biển Đen

Vụ việc xảy ra ở vùng biển ngoài khơi thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Đài NTV dẫn lời một quan chức địa phương cho biết tàu của Nga đã va chạm với một tàu chở hàng có treo cờ của Togo.

Theo Đài RT, Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận thông tin về vụ tai nạn. Vùng bị vỡ trên thân tàu Nga nằm dưới mực nước biển. Đoàn thuỷ thủ đã cố gắng giữ cho tàu có thể nổi nhưng không được lâu.

Sputnik cho biết các tàu của Hạm đội Biển Đen và một máy bay An-26 đã được phái đi giải cứu. Tất cả các thuỷ thủ đã được giải cứu thành công.

Tàu Liman được đóng từ thời Liên Xô, lượng choán nước 1.560 tấn. Nó đi vào hoạt động năm 1970. Đây là tàu phi vũ trang, chỉ mang thiết bị theo dõi các tàu mặt nước và tàu ngầm.

Chuyên gia Mỹ phát hiện một loạt "đồ giả" trong cuộc duyệt binh Triều Tiên

Trung Quốc không dùng quốc tửu trong lễ hạ thủy tàu sân bay

Hôm 26/4, Trung Quốc đã tổ chức lễ hạ thủy tàu sân bay đầu tiên mà nước này tự chế tạo. Một nghi thức xuất hiện trong buổi lễ diễn ra ở Đại Liên, Liêu Ninh. Đó là việc chai champagne được ném vào mũi tàu.

Đây là lần đầu tiên một truyền thống phương Tây được áp dụng cho tàu chiến của quân đội Trung Quốc. Theo chuyên gia về hải quân Li Jie, nhiều vị khách có mặt tại buổi lễ đã thắc mắc tại sao lại là champagne mà không phải là một loại "quốc tửu" Trung Quốc, chẳng hạn như rượu Mao Đài.

"Áp dụng tập quán phương Tây với nghi thức ném chai, Trung Quốc muốn ra hiệu rằng tàu sân bay của nước này đang tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế", ông Li chia sẻ với South China Morning Post.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc không nêu rõ ai là người ném chai champagne trong buổi lễ. Theo chuyên gia quân sự Antony Wong Dong sống tại Macau, người này thường là một phụ nữ trong nghi thức ở phương Tây.

Khi Mỹ hạ thủy tàu sân bay thế hệ mới USS Gerald R. Ford vào năm 2013, Susan Ford Bales, con gái cố Tổng thống Ford, được mời đến để thực hiện nghi thức ném chai champagne vào mũi tàu.

Tuy nhiên, loại rượu được chọn không phải lúc nào cũng là champagne Pháp. Khi nữ hoàng Elizabeth của Anh chủ trì lễ hạ thủy tàu sân bay đặt theo tên mình vào năm 2014, bà đã dùng một chai rượu whiskey.

Nguồn gốc của nghi thức ném chai được giải thích theo nhiều cách khác nhau. Một số người cho là tập tục này liên quan đến việc những người bị đắm tàu thả ra biển chai đựng thư bên trong với hy vọng họ sẽ được tìm thấy. Đập vỡ chai là cách để xua đi vận rủi có thể khiến tàu bị đắm.

Chuyên gia Li cũng lưu ý rằng sự kiện ở cảng Đại Liên hôm thứ tư cũng là lần đầu tiên Trung Quốc tổ chức lễ hạ thủy tàu sân bay. Tàu sân bay đầu tiên của nước này mang tên Liêu Ninh được hạ thủy ở Ukraine năm 1988.

Tuy nhiên, theo ông Wong, buổi lễ không hoàn toàn tuân theo thông lệ quốc tế. "So với các nước phương Tây, cách làm của Trung Quốc vẫn rất xưa cũ khi cờ phướn giăng đầy khắp nơi", vị chuyên gia bày tỏ.

Tàu sân bay mới của Trung Quốc, hiện vẫn chưa được đặt tên, có thiết kế rất giống tàu Liêu Ninh nhưng được cho là có một số cải tiến. Giới phân tích quân sự nhận định tàu sân bay mới vẫn tụt hậu nhiều so với hàng không mẫu hạm của Mỹ.

[ẢNH] Pháo binh Triều Tiên ầm ầm khai hỏa trong cuộc tập trận lớn nhất lịch sử

“Cha của các loại bom” - vũ khí có sức công phá lớn

Ngày 13-4-2017, Không quân Mỹ lần đầu tiên thả quả bom GBU-43B được mệnh danh là "Mẹ của các loại bom" ( MOAB) xuống một căn cứ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Afghanistan.

Đây là loại bom phi hạt nhân mạnh nhất từng được Mỹ sử dụng ngoài chiến trường. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải loại bom mạnh nhất trên thế giới, Nga đang sở hữu thứ vũ khí phi hạt nhân còn mạnh gấp 4 lần MOAB, theo National Interest.

Thứ vũ khí mà National Interest nhắc tới là bom chân không hàng không công suất lớn (AVBPM) được mệnh danh là "Cha của các loại quả bom" (FOAB) của Nga.

Trong những năm đầu thập niên 2000, GBU-43B trở thành niềm tự hào của Không quân Mỹ, được coi là vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất thế giới với khoảng 8,5 tấn thuốc nổ mạnh, tạo ra sức nổ tương đương 11 tấn TNT.

“Cha của các loại bom” - vũ khí có sức công phá lớn - Ảnh 1.

"Cha của các loại bom". Nguồn: militaryarms.ru

“Cha của các loại bom” - vũ khí có sức công phá lớn - Ảnh 2.

Sức công phá của " Cha của các loại bom" trong cuộc thử nghiệm ngày 11-9-2007. Nguồn: militaryarms.ru

Tuy nhiên, không lâu sau khi Lầu Năm Góc thử nghiệm MOAB, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố thử nghiệm thành công bom chân không hàng không công suất lớn (AVBPM), còn gọi là "Cha của các loại bom" (FOAB), được cho là đối thủ của MOAB.

Nga đã nghiên cứu và phát triển thành công loại bom chân không có sức hủy diệt lớn hơn hẳn loại bom cùng loại của Mỹ. Quan chức quân đội Nga tự tin rằng, bom chân không với biệt danh "Cha của các loại bom" sẽ là thứ vũ khí phi hạt nhân có khả năng răn đe và kiềm chế mọi đối thủ trên phạm vi toàn cầu.

FOAB do xí nghiệp sản xuất khoa học kỹ thuật "Bazalt" nghiên cứu chế tạo. Giới chức quốc phòng Nga tuyên bố, FOAB có sức công phá tương đương 44 tấn thuốc nổ TNT, cao hơn 4 lần so với MOAB.

Bán kính hủy diệt của FOAB là khoảng 300m, gấp đôi bán kính 150 m của GBU-43. Trọng lượng chính xác của quả FOAB của Nga là 7,1 tấn, nhẹ hơn 30% so với quả MOAB. FOAB được thiết kế để thả từ máy bay ném bom chiến lược Tu-160.

FOAB có sức công phá lớn như vậy nhờ sử dụng công nghệ nano tạo hiệu ứng chân không. Phương thức này tương tự như các loại bom nhiệt áp, nhưng có hiệu ứng ở quy mô lớn hơn. Đây cũng là điểm tạo ra sự khác biệt giữa FAOB và MOAB, khi vũ khí của Mỹ sử dụng nguyên tắc nổ chùm định hướng tạo sóng xung kích tiêu diệt mục tiêu trong không gian kín.

FAOB có cơ chế phát nổ theo hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là một vụ nổ nhỏ nhằm phân tán lượng thuốc nổ thành một đám mây nhiên liệu. Giai đoạn hai là đám mây phát nổ, một đầu đạn đặc biệt có khả năng đốt cháy không khí tại tâm của vụ nổ từ đó tạo ra một vùng áp suất thấp gần mức tiệm cận chân không.

Vùng áp suất thấp này sẽ hút không khí từ xung quanh tạo thành sóng xung kích và sóng nhiệt độ cao phá hủy tất cả mọi thứ trong một bán kính nhất định. Bán kính công phá của bom chân không tùy thuộc vào vùng áp thấp do đầu đạn tạo ra.

Ngày 11-9-2007, cuộc thử nghiệm FAOB được trình chiếu trên Kênh 1 Đài Truyền hình quốc gia Nga và gây ấn tượng mạnh cho người xem. Chiếc máy bay ném bom chiến lược TU-160 cất cánh trên đường băng. Sau khi máy bay lên cao, từ khoang chứa bom có một vật như chiếc thùng phuy rơi ra.

Chiếc dù trắng nhẹ nhàng bật ra từ vật này thả nó rơi xuống đất và sau đó là một tiếng nổ lớn kèm theo quầng khói lửa rừng rực. Đó chính là FAO. Kênh 1 sau đó còn quay cảnh một các tòa nhà, bê-tông bị nghiền thành bột trước sức công phá của FAOB.

Ngay sau đó, Phó tổng Tham mưu trưởng quân đội Nga Aleksandr Rukshin tuyên bố: "Kết quả thử nghiệm cho thấy, FAOB có thể được so sánh với bom hạt nhân chiến thuật về hiệu quả và khả năng tác chiến".

Ông đặc biệt nhấn mạnh, loại bom này không gây ô nhiễm môi trường chung quanh như bom hạt nhân. FAOB cũng góp phần vào việc giữ gìn sự an ninh cho nước Nga cũng như chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế trong bất kỳ hoàn cảnh nào và ở bất cứ khu vực nào.

Bom chân không là một loại bom mà khi nổ sẽ tạo ra vùng rộng lớn không còn khí oxy để duy trì sự sống, nghĩa là chúng sẽ tạo ra một khu vực chân không. Từ đó sẽ tạo ra sự chênh lệch áp suất vô cùng lớn, cùng với quá trình oxy tỏa nhiệt cực mạnh sẽ thiêu rụi và phá hủy mọi chướng ngại vật trong phạm vi rộng, kể cả các công trình được xây dựng kiên cố cũng dễ dàng bị đánh sập bởi áp lực rất lớn từ loại bom đặc biệt này. Nguyên tắc hoạt động của bom chân không cũng khá đơn giản, chủ yếu dựa trên quá trình đốt cháy ô-xi trong không khí.

Tuy vậy, bom chân không có nhược điểm là không thể sử dụng dưới nước, bởi vì dưới nước không thể tạo phát tán được đám mây chứa hỗn hợp nhiên liệu, tác nhân kích hoạt của bom. Bom chân không lại tỏ ra rất hữu ích trong việc tiêu diệt đối phương ở trong các đường hầm căn cứ kiên cố như các dòng vũ khí nhiệt áp khác.

Chuyện bí mật về vali hạt nhân - vũ khí hủy diệt đáng gờm của Nga

Quân đoàn 2 đứng trước khó khăn như núi: Kỳ tích "thần tốc" ở cánh quân Duyên Hải

Đó là một quyết định sáng suốt phù hợp với yêu cầu của chiến trường, đáp ứng được nguyện vọng của cán bộ chiến sĩ... song cũng đặt ra trước Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 một bài toán vô cùng "hóc búa" về công tác bảo đảm.

Những khó khăn chồng chất như núi

Theo mệnh lệnh của trên, Quân đoàn 2 sẽ để lại Sư đoàn BB 324 để bảo vệ Huế- Đà Nẵng, đồng thời được bổ sung Sư đoàn 3 Sao Vàng của Quân khu 5 (từ Phan Rang) hình thành cánh quân Duyên Hải cơ động dọc theo Quốc lộ 1.

Quân đoàn 2 đứng trước khó khăn như núi: Kỳ tích thần tốc ở cánh quân Duyên Hải - Ảnh 1.

Phương châm thực hiện là "đánh địch mà đi, mở đường mà tiến" để chậm nhất ngày 25.4.1975 phải có mặt tại khu vực tập kết chiến dịch ở Rừng Lá (cách Xuân Lộc 20 km) chuẩn bị cho chiến dịch cuối cùng.

Lúc này, lực lượng của quân đoàn tập trung tại khu vực Đà Nẵng quân số lên tới hơn 3 vạn người. Bên cạnh số quân đông đảo đó là hàng trăm loại phương tiện chiến đấu cơ giới như xe tăng, xe thiết giáp, pháo mặt đất, pháo cao xạ... và rất nhiều loại trang bị vũ khí khác.

Ngoài ra, còn một tiểu đoàn xe tăng, 2 trung đoàn pháo phòng không còn đang bị kẹt trên các cung đường quân sự làm gấp 14, 73, 74. Số pháo cao xạ và pháo mặt đất đưa vào chi viện cho Thượng Đức cũng đang phải kéo ngược ra đường 12. Các loại lương thực, thực phẩm đạn dược tập kết ở đường 73, 74 cũng phải lên đến hàng trăm tấn.

Để chở hết số quân này và quân trang quân dụng phải cần tới hàng nghìn chiếc ô tô. Mặc dù Bộ đã tăng cường cho quân đoàn Sư vận tải 571 song cũng chỉ đáp ứng được 2/3 nhu cầu. Ngoài ra còn phải bảo đảm một khối lượng rất lớn lương thực, thực phẩm, đạn dược, xăng dầu... cho đoàn quân này cơ động và chiến đấu nữa.

Quân đoàn 2 đứng trước khó khăn như núi: Kỳ tích thần tốc ở cánh quân Duyên Hải - Ảnh 2.

Quân ủy trung ương theo dõi diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4/1975.

Trong khi đó, chặng đường cơ động của quân đoàn dài trên dưới 1.000 km, trong đó có nhiều cây cầu đã bị quân địch phá hoại trước khi rút lui.

Chỉ tính riêng đoạn từ Đà Nẵng vào đến Quy Nhơn đã có 8 cây cầu bị phá, trong đó có những cầu lớn như Câu Lâu (bắc qua sông Thu Bồn), Kế Xuyên, Bà Rén, Mộ Đức v.v.. mà lực lượng công binh của quân đoàn thì năng lực rất hạn chế.

Ngoài ra, phía Việt Nam cộng hòa (VNCH) đã thiết lập tuyến phòng thủ mới ở Phan Rang nhằm cố thủ phần đất còn lại. Muốn vượt qua đó để vào Nam Bộ chỉ có một cách là "đánh địch mà đi".

Tình hình đó đặt ra trước Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 một bài toán vô cùng "hóc búa": Làm thế nào để bảo đảm cho quân đoàn vừa cơ động, vừa đánh địch và có mặt tại Rừng Lá trước ngày 25.4.1975!

Bài toán nào dù khó đến đâu cũng sẽ có lời giải

Đó không chỉ là một nguyên lý trong Toán học mà còn là một nguyên lý trong cuộc sống. Đối với Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 lúc đó cũng vậy.

Quân đoàn 2 đứng trước khó khăn như núi: Kỳ tích thần tốc ở cánh quân Duyên Hải - Ảnh 3.

Nhân dân Phú Hữu dùng thuyền chở Quân đoàn 2 vượt sông tiến về Sài Gòn.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung tướng Phó Tổng Tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 với sự tham mưu đắc lực của các cơ quan đã giải rất chính xác và hoàn hảo bài toán này.

Trước hết, căn cứ vào tình hình mọi mặt, cân đối giữa nhu cầu và khả năng bảo đảm một bản kế hoạch hành quân tối ưu đã được xây dựng lên. Theo kế hoạch này, toàn bộ lực lượng của quân đoàn được chia làm 5 khối.

Trong đó khối 1 gồm Sư đoàn BB 325 được tăng cường Trung đoàn cao xạ 284 và 2 Tiểu đoàn TTG 4, 5 trang bị xe tăng thiết giáp bơi nước. Với lợi thế xe bơi nước, khi gặp cầu hỏng có thể bơi qua nên khối này sẽ xuất phát sớm nhất và có nhiệm vụ "đánh địch mở đường" cho quân đoàn.

Về lương thực, thực phẩm, quân trang quân dụng một mặt quân đoàn gấp rút tập hợp, thu gom và khẩn trương điều động từ các kho dự trữ của quân đoàn tại Quảng Trị cũng như từ các kho "chân hàng" chiến dịch dọc theo đường 73, 74, 14 về Đà Nẵng.

Một mặt, căn cứ vào bản đồ và tài liệu phía Việt Nam cộng hòa (VNCH) để lại, Cục Hậu cần quân đoàn tổ chức thu gom được hàng nghìn tấn lương thực, đạn dược... Số hàng này đủ cho quân đoàn sử dụng trong vòng 1 tháng mà không cần sự chi viện của cấp trên.

Về nhiên liệu, ngoài số thu được tại Đà Nẵng sẽ dùng để cấp đủ cho mỗi đầu xe 2 cơ số trước khi cơ động, Quân đoàn còn cử người đi trước vào Quảng Ngãi, Bình Định, Nha Trang, Cam Ranh... tìm nguồn xăng dầu, tổ chức xét nghiệm để đảm bảo cung cấp kịp thời tại chỗ.

Về phương tiện vận tải, ngoài số xe của Sư đoàn vận tải 571 tăng cường, Quân đoàn đã thu gom đưa vào sử dụng 487 xe chiến lợi phẩm.

Để giải quyết vấn đề người lái và kỹ thuật, Quân đoàn đã vận động và tuyên truyền giáo dục được hàng trăm hàng binh là lái xe và thợ sửa chữa tự nguyện tham gia. Ngoài ra, đã vận động nhân dân cho mượn hơn 100 xe tải cùng người lái.

Về bảo đảm công binh, ngoài lực lượng công binh có trong tay quân đoàn đã đề nghị Bộ và Quân khu 5 tạo điều kiện giúp đỡ - chủ yếu là các phương tiện vượt sông tại các cầu lớn bị phá sập.

Để đảm bảo cung cấp kịp thời nhiên liệu cho xe tăng, xe thiết giáp cơ động, quân đoàn đã huy động 14 xe "téc" (xe bồn) đi theo các đơn vị của Lữ đoàn XT 203, cứ khoảng 2 cung lại tiếp nhiên liệu 1 lần nên suốt dọc đường hành quân không có trường hợp nào phải nằm lại do thiếu nhiên liệu.

Quân đoàn 2 đứng trước khó khăn như núi: Kỳ tích thần tốc ở cánh quân Duyên Hải - Ảnh 4.

Các chiến sĩ xe tăng 843 trưa 30/4/1975.

Về mặt trang bị vũ khí quân đoàn cũng đã tận dụng rất nhiều phương tiện chiến lợi phẩm thu được đưa vào trang bị của đơn vị mình. Ở lữ đoàn xe tăng 203 đã có hàng chục xe M113 được bổ sung vào biên chế thay thế cho số đã bị tổn thất trong chiến đấu hoặc hư hỏng.

Tại các đơn vị pháo binh cũng có đến trên 1/3 biên chế là pháo 105, 155 chiến lợi phẩm. Các xe xích kéo pháo cũng được thay thế bằng xe GMC chiến lợi phẩm, vừa đạt tốc độ cơ động nhanh vừa tiết kiệm nhiên liệu.

Đặc biệt, các phương tiện thông tin liên lạc hầu hết các đơn vị bộ binh đã thay thế đài vô tuyến điện P114 cồng kềnh, độ tin cậy kém bằng máy vô tuyến điện PRC125 rất nhẹ nhàng, tiện dụng.

Với sự chuẩn bị tích cực, chu đáo kể trên - ngày 07.4.1975 khối đầu tiên của quân đoàn đã xuất phát lên đường để ngày 16.4.1975 phá vỡ tuyến phòng thủ Phan Rang mở đường cho đại quân cơ động.

Và ngày 25.4.1975, toàn bộ lực lượng của Quân đoàn 2 đã có mặt tại khu vực tập kết chiến dịch theo quy định của Bộ Tổng Tư lệnh, đồng thời làm nên một kỳ tích về cơ động lực lượng trong chiến tranh hiện đại.

(Bài viết có sử dụng một số tư liệu trong Hồi ký "Chiến trường mới" của Thượng tướng Nguyễn Hữu An - NXBQĐND - 1995)

NÓNG: Trực thăng quân sự Trung đoàn 917 chính thức chuyển từ Tân Sơn Nhất về Cần Thơ

Đánh chặn tên lửa đạn đạo và mối họa nhãn tiền THAAD treo lơ lửng trên đầu Hàn Quốc

Tên lửa đạn đạo được phóng cũng giống như hòn đá được ném lên, chúng đều có chung dạng quỹ đạo như quỹ đạo của viên đạn được bắn lên, vì vậy mới gọi là tên lửa đạn đạo.

Quỹ đạo tên lửa đạn đạo có thể chia làm 3 phần. Phần thứ nhất là giai đoạn bay tích cực khi chuyển động của tên lửa do động cơ phóng cấp năng lượng. Ở giai đoạn này, tên lửa có thể còn được điều khiển để bay hướng về mục tiêu.

Đánh chặn tên lửa đạn đạo và mối họa nhãn tiền THAAD treo lơ lửng trên đầu Hàn Quốc - Ảnh 1.

Mô phỏng cơ chế phóng tên lửa

Đây cũng là lúc tên lửa còn đầy đủ thành phần nên có thể trở thành mục tiêu dễ thấy. Nhưng vì địa điểm phóng thường được ngụy trang và nằm sâu trong lãnh thổ bên tấn công nên đối phương rất khó phát hiện.

Nếu đối phương có vệ tinh phát hiện được thì vệ tinh cũng chẳng có vũ khí để tiêu diệt tên lửa, nó chỉ có thể chỉ điểm cho đối phương biết điểm phóng để quyết định có hủy diệt điểm phóng hay không, còn tên lửa thì đã được phóng đi rồi.

Tầng khí quyển danh định được giới hạn ở độ cao 100 km. Tên lửa đạn đạo nói chung đều được phóng vượt qua tầng khí quyển. Tùy yêu cầu tầm xa, nó có thể đạt độ cao cực đại hàng trăm km, có khi đến cả nghìn km. Khi đạt độ cao cực đại thì nhiên liệu động cơ phóng cũng hết. Tầng phóng bị tách bỏ (có thể có một hoặc một vài tầng).

Bắt đầu giai đoạn bay thứ hai, giai đoạn bay thụ động bên ngoài bầu khí quyển. Lúc này tên lửa đạn đạo chỉ còn khối lượng hữu ích (đầu đạn) đang bay ở tầm rất cao với độ cao giảm dần và tốc độ tăng lên.

Khi tách tầng, tên lửa đạn đạo có thể phóng ra một vài vật thể để làm mục tiêu giả đánh lừa đối phương. Hơn nữa trên nó có thể tích hợp thiết bị vô tuyến gây nhiễu cho đối phương.

Ở giai đoạn trung gian, nếu bị đối phương phát hiện thì cũng rất khó bị tấn công vì các hệ thống phòng không mặt đất đều không đủ tầm phóng tới. Việc tác chiến ở khu vực này phải sử dụng những loại vũ khí như "chiến tranh giữa các vì sao", thí dụ vũ khí laser, plasma, neutron…mà không phải quốc gia nào cũng có.

Kết thúc giai đoạn trung gian là khi đầu đạn bay vào tầng khí quyển với tốc độ cực lớn, có khí gấp 3-4 lần tốc độ âm thanh. Đây được gọi là giai đoạn cuối. Lúc này đầu đạn đã có thể nằm trên lãnh thổ đối phương và bị radar đối phương phát hiện.

Đối phương phóng tên lửa đánh chặn gọi là đánh chặn ở tầng cao giai đoạn cuối. Thí dụ như tên lửa của hệ thống THAAD có tầm bắn dưới 200km thì về lý thuyết, nó cũng chỉ tác chiến được ở độ cao dưới 200km. Vì đầu đạn bay với tốc độ rất cao nên muốn bắt được mục tiêu thì tên lửa đánh chặn cũng phải có tốc độ rất cao và cao hơn tốc độ đầu đạn tấn công.

Đánh chặn tên lửa đạn đạo và mối họa nhãn tiền THAAD treo lơ lửng trên đầu Hàn Quốc - Ảnh 3.

Sơ đồ minh họa quá trình phát hiện, theo dõi và đánh chặn tên lửa đạn đạo của hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD. Nguồn: Business Insider/Zing.

Khi tấn công theo kiểu bắn đón thì quỹ đạo tên lửa luôn phải bẻ theo hướng đầu đạn nhưng vì tốc độ tên lửa lớn nên quả tải lái tên lửa cũng rất lớn, gây khó khăn cho điều khiển và dễ làm mất độ chính xác.

Khi đánh chặn theo kiểu bắn đuổi thì tốc độ tên lửa phải rất cao mới may đuổi kịp, nếu đuổi trượt thì tên lửa phải được hủy nhanh không sẽ bắn vào đội hình hay phạm vi bảo vệ của mình.

Trong tác chiến phòng không thông thường, khi tên lửa đánh chặn tiếp cận mục tiêu ở cự ly nhỏ hơn bán kính sát thương, nó được kích nổ và hủy diệt mục tiêu.

Còn trong trường hợp đánh chặn đầu đạn của tên lửa đạn đạo, đầu đạn tên lửa đánh chặn cần ít bị kích nổ nhất vì đầu đạn hạt nhân, nếu bị nổ, sẽ khiến bên đánh chặn cũng thiệt hại. Do đó, trong trường hợp này, tên lửa đánh chặn không được trang bị đầu nổ mà phải dùng động năng của mình phá hủy mục tiêu hay làm lệch đường bay mục tiêu.

Nói ngắn gọn là tên lửa đánh chặn phải bắn xiên táo đầu đạn. Điều này yêu cầu về độ chính xác rất cao và do đó xác suất tiêu diệt mục tiêu giảm xuống. Hiện nay, các đầu đạn lại được thiết kế kiểu đầu mẹ đẻ ra nhiều đầu con, nên việc đánh chặn gặp vô vàn khó khăn.

Đánh chặn tên lửa đạn đạo và mối họa nhãn tiền THAAD treo lơ lửng trên đầu Hàn Quốc - Ảnh 5.

Tên lửa hiện nay có thể mang nhiều đầu đạn.

Vừa qua, Hàn Quốc đã cho phép Mỹ bố trí hệ thống đánh chặn THAAD trên lãnh thổ của mình, lợi ích chưa thấy nhưng thiệt hại thì nhãn tiền.

Phản hồi độc giả về bài viết: Những tử huyệt của tên lửa hành trình hay chuyện dùng súng trường bắn hạ Tomahawk

Nga - Syria ồ ạt trút bão lửa yểm trợ bộ binh đánh diệt phiến quân

Các phi công Syriađã có những tiến bộ quan trọng trong kỹ năng bay và không kích mục tiêu mặt đất. Video ghi lại cảnh một chiếc Su-22 của không quân Syria thả bom nhiệt áp vào chiến tuyến của phiến quân Hồi giáo tại làng Al-Zakah:

Trong ngày 27.04.2017, lực lượng không quân Nga – Syria tiếp tục cuộc không kích ác liệt đánh vào chiến tuyến của lực lượng chiến binh thánh chiến sau trận phản kích giành lại hai ngôi làng gần sông Orontes.

Quân đội Syria tiếp tục củng cố hệ thống phòng ngự các địa bàn mới giải phóng trên vùng nông thôn phía bắc Hama. Trong các trận đánh vừa qua, các lực lượng vũ trang Syria phá hủy 29 xe cơ giới và 3 xe tăng thuộc lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến do liên minh Hayat Tahrir al-Sham (HTS, Al-Qaeda Syria) dẫn đầu.

Trong số những tay súng khủng bố bị tiêu diệt có 3 tay súng nước ngoài từ HTS là, Abu Aisha Al Ansari người Tunisian, Abdullah Abdul Rahman Abu Rabie và Abu Karar Al-Najrani người Ả rập Xê út.

Nga - Syria ồ ạt trút bão lửa yểm trợ bộ binh đánh diệt phiến quân - Ảnh 1.

Sỹ quan, binh sĩ quân đội Syria trên chiến trường Hama.

Trong trận chiến ngày hôm nay, quân đội Syria tiêu diệt 5 tay súng thuộc đảng Hồi giáo Turkistani là Abu Ayyub al-Turkistani, Rival Abu Qatada Taha Hussein al-Matar, Khitab Abdul Jalil Bilal Mustafa al-Saleh, chỉ huy chiến trường nhóm Jaish al-Izza có tên thường gọi là Hajj Juma al-Khalid, chỉ huy chiến trường Tiểu đoàn phòng không thuộc sư đoàn Miền Trung, tên thường gọi là Ahmed Ramah Abu Ibrahim.

Không quân Nga phá hủy hoàn toàn 3 kho vũ khí của phiến quân trên vùng nông thôn Idlib.

Những mâu thuẫn nội bộ giữa các nhóm chiến binh trong vùng nông thôn Idlib-Aleppo có thể sẽ bùng phát một lần nữa. Theo các nguồn tin mạng xã hội ủng hộ chính phủ, nhiều tay súng phía tây Aleppo đầu hàng để được hưởng ân xá. Một số khác không tham gia cùng liên minh HTS trong cuộc tấn công đánh vào chiến tuyến quân đội Syria thuộc làng Albuwayda.

Điều đáng nói là các chiến binh và thường dân từ làng Kfaranbouda ở vùng nông thôn miền nam Idlib đã từ chối cho phép HTS sử dụng ngôi làng của họ làm căn cứ quân sự trong hoạt động chống lại các lực lượng của chính phủ.

Bàn giao xe thiết giáp BTR-82A: Nga chiều lòng "người anh em" gần mà xa