Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Tăng cường hợp tác quốc phòng góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Malaysia

Tăng cường hợp tác quốc phòng góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Malaysia - Ảnh 1.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch duyệt đội danh dự.

Ngày 27/10, Thủ tướng Chính phủ Malaysia Najip Razak, đã tiếp thân mật Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch và đoàn. Thủ tướng Najip Razak hoan nghênh Đại tướng Ngô Xuân Lịch và đoàn sang thăm chính thức Malaysia; nhấn mạnh Malaysia coi trọng quan hệ với Việt Nam và việc lãnh đạo cấp cao Nhà nước và Bộ Quốc phòng hai nước thường xuyên tiếp xúc, thăm viếng lẫn nhau thể hiện mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, tin cậy giữa hai nước.

Đánh giá cao kết quả hợp tác quốc phòng thời gian qua, Thủ tướng Najip Razak cho rằng hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn nữa giữa hai nước láng giềng trên biển sẽ góp phần duy trì đoàn kết, vai trò trung tâm và dẫn dắt của ASEAN, vì hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực; khẳng định Chính phủ Malaysia và cá nhân Thủ tướng sẽ luôn ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi để quan hệ quốc phòng Việt Nam - Malaysia ngày càng phát triển thiết thực và hiệu quả, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác quốc phòng góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Malaysia - Ảnh 2.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch chào xã giao Thủ tướng Najip Razak.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch cảm ơn Thủ tướng Malaysia đã dành thời gian tiếp đoàn, đồng thời chuyển lời thăm hỏi của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tới Thủ tướng Malaysia.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên hàng đầu trong việc củng cố, phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp và tin cậy giữa Việt Nam và Ma-lai-xi-a, đồng thời bày tỏ vui mừng về mối quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có hợp tác quốc phòng.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch chúc mừng những thành tựu to lớn mà nhân dân và Chính phủ Malaysia đã đạt được; khẳng định Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với Bộ Quốc phòng Malaysia, góp phần vào quan hệ chung của hai nước.

Trước đó, ngày 26/10, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng Malaysia đã diễn ra lễ đón chính thức Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch và đoàn Quân sự cấp cao Việt Nam. Ngay sau lễ đón, Đại tướng Ngô Xuân Lịch và đoàn đã có cuộc hội đàm với đoàn đại biểu quân sự cấp cao Bộ Quốc phòng Malaysia do Ngài Hishammuddin Hussein làm trưởng đoàn.

Tăng cường hợp tác quốc phòng góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Malaysia - Ảnh 3.

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein đón Đại tướng Ngô Xuân Lịch.

Bộ trưởng Hishammuddin Hussein nhiệt liệt chào mừng Đại tướng Ngô Xuân Lịch và đoàn sang thăm chính thức Malaysia và nhấn mạnh chuyến thăm lần này của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam là sự kiện quan trọng, góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa Quân đội hai nước; tin tưởng rằng trong thời gian tới, quan hệ quốc phòng giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển vì lợi ích của mỗi bên cũng như đóng góp cho hòa bình, ổn định và phồn vinh tại khu vực.

Về phần mình, Đại tướng Ngô Xuân Lịch bày tỏ niềm vui khi được gặp lại Bộ trưởng Hishammuddin Hussein và nhấn mạnh chuyến thăm lần này của đoàn là nhằm góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa nhân dân và quân đội hai nước, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng song phương Việt Nam - Malaysia ngày càng thiêt thực và hiệu quả.

Hai Bộ trưởng đã trao đổi thẳng thắn, cởi mở trên nhiều vấn đề cùng quan tâm và cùng có chung nhận định rằng khu vực đang phải đối mặt với nhiều thách thức an ninh phức tạp mà không một quốc gia đơn lẻ nào có thể tự giải quyết được, đòi hỏi phải có sự chung tay của cộng đồng trên cơ sở luật pháp và các chuẩn mực quốc tế.

Tăng cường hợp tác quốc phòng góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Malaysia - Ảnh 4.

Đoàn đại biểu Quân sự cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam hội đàm với đoàn đại biểu quân sự cấp cao Bộ Quốc phòng Malaysia.

Hai bên nhất trí đánh giá quan hệ hợp tác trong thời gian vừa qua đã có hiệu quả thiết thực trên nhiều lĩnh vực như trao đổi đoàn, hợp tác hải quân, hợp tác không quân, đào tạo, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trên những vấn đề hai bên có nhu cầu và thế mạnh.

Hai bên cùng cho rằng hợp tác quốc phòng hai nước còn nhiều tiềm năng để phát triển. Trên cơ sở đó, hai Bộ trưởng đã thống nhất một số biện pháp nhằm đưa hợp tác quốc phòng hai nước ngày càng thiết thực và tạo sự tin cậy cao như trao đổi đoàn, nhất là các đoàn cấp cao; trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trên những lĩnh vực mỗi bên có nhu cầu và thế mạnh; hợp tác đào tạo; hợp tác quân y; hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng; thúc đẩy hợp tác giữa các viện nghiên cứu về các vấn đề chiến lược.

Hai bên nhất trí tăng cường tham vấn lẫn nhau trong các diễn đàn đa phương vì mục đích tăng cường hợp tác, xây dựng lòng tin giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực; thống nhất ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương, ủng hộ và tham gia các sự kiện quốc phòng đa phương trong khuôn khổ ASEAN do mỗi nước tổ chức.

Để kịp thời trao đổi các vấn đề chiến lược và thúc đẩy triển khai kế hoạch hợp tác quốc phòng trong thời gian tới, hai Bộ trưởng nhất trí sớm thiết lập các cơ chế đối thoại, tham vấn trong thời gian tới.

Tăng cường hợp tác quốc phòng góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Malaysia - Ảnh 5.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch và đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Căn cứ Không quân Subang.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Đại tướng Ngô Xuân Lịch và đoàn đã đến thăm Căn cứ Không quân Subang; thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia.

Việt Nam nhập khẩu vũ khí gì của Belarus từ nay tới năm 2018?

Chuyên gia nhận xét về tên lửa "Sarmat" mới nhất của Nga

Hôm 26/10, công ty Makeyev giới thiệu trên website bức ảnh tên lửa "Sarmat", sẽ được bắt đầu thử nghiệm năm 2018.

"Vâng, chính xác, đó là hình ảnh của sản phẩm được chế tạo trong khuôn khổ thử nghiệm. Trên thực tế, phiên bản cuối cùng sẽ giống như thế, bởi vì vẻ ngoài dường như sẽ không khác nhau rõ rệt",chuyên gia nói.

Ông cũng lưu ý rằng công ty Makeev không tiết lộ thông tin nào có tính chất bí mật, vì các dữ liệu được trao đổi giữa Liên bang Nga và Mỹ trong khuôn khổ thỏa thuận song phương về vũ khí tấn công chiến lược.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa "Sarmat" được dự tính đưa vào hệ trang bị trong khoảng năm 2018-2021, sẽ là loại vũ khí lớn nhất trong nhóm tên lửa.

Theo đoán định của The National Interest, tên lửa "Sarmat" sẽ có trọng lượng tối thiểu là 100 tấn, còn trọng lượng đầu đạn của nó có thể đạt đến 10 tấn.

Những con số này có nghĩa là tên lửa có thể mang tới 15 đầu đạn nhiệt hạch tách rời. "Tầm xa của "Sarmat" không dưới 9.500 km. Khi được đưa vào trang bị cho quân đội, nó sẽ là tên lửa khổng lồ nhất trong lịch sử"- bài báo khẳng định.

Chính thức công bố thời hạn phục vụ còn lại của Su-27 8526

Vừa vào biên chế, tên lửa Buk-M3 của Nga đã có nước hỏi mua

Ai Cập đang vận hành phiên bản Buk-M2E và đã bày tỏ sự quan tâm lớn đến phiên bản Buk-M3 mới được trưng bày trong khu vực hạn chế tại Diễn đàn quân đội (Army-2016) vừa qua.

"Phía Ai Cập đã gửi lời đề nghị chính thức đến Cơ quan liên bang phụ trách hợp tác quân sự - kỹ thuật (của Nga). Tuy nhiên, các bên còn phải thống nhất về số lượng và giá trị hợp đồng" - nguồn tin nói.

Được biết, hệ thống tên lửa phòng không Buk-M3 vừa được đưa vào biên chế Lục quân Nga trong mùa thu năm nay.

Điểm khác biệt đáng kể ở phiên bản này là bán kính tiêu diệt mục tiêu tăng lên đến 70km và độ cao 35km.

Buk-M3 được trang bị với tên lửa đất đối không 9M317M mới, có khả năng "bắn và quên." Các tên lửa này được đặt trong ống phóng kiêm ống bảo quản thay vì đặt trực tiếp lên bệ phóng như các phiên bản trước. Radar mới của tổ hợp có khả năng tự động bám bắt và nhắm bắn 36 mục tiêu.

Vừa vào biên chế, tên lửa Buk-M3 của Nga đã có nước hỏi mua - Ảnh 1.

Hình ảnh tổ hợp Buk-M3 đầu tiên được biên chế cho Lục quân Nga.

Theo các chuyên gia, khả năng chiến đấu của Buk-M3 ngang ngửa với tổ hợp S-300 đời đầu. Phiên bản Buk mới có khả năng bảo vệ bộ binh trước các cuộc tấn công từ máy bay chiến thuật và tên lửa tầm ngắn, tầm trung của đối phương.

Chuyên gia quân sự Yury Ljamin cho biết, Buk-M3 là hệ thống có tính cơ động cao.

"Ai Cập đã mua từ Nga các tổ hợp Buk-M2. Các tổ hợp này ở Syria đã hoạt động tốt khi chống lại những cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình của Israel nhắm vào Damascus" ông Ljamin nói.

Vị chuyên gia cho biết thêm rằng, Ai Cập hiện đang trong quá trình hiện đại hóa toàn diện lực lượng vũ trang để đủ sức đối phó với các quân đội mạnh nhất hiện nay.

"Sau khi mua từ Nga các tổ hợp Antey-2500, Buk-M3 và Tor, Ai Cập sẽ hoàn thiện hệ thống phòng không nhiều lớp" - ông Ljamin nhận định.

Nhìn chung, các chuyên gia Nga tin rằng, việc bổ sung Buk-M3 sẽ cho phép Cairo thiết lập mạng lưới phòng không mạnh mẽ và nâng tầm lực lượng vũ trang của nước này lên một tầm cao mới.

Izvestia: VN muốn mua tàu cứu hộ tàu ngầm hiện đại nhất của Nga

Siêu tên lửa Nga có thể "thổi bay" nước Pháp: Putin dằn mặt tổng thống thứ 45 của Mỹ

RS-28 Sarmat là loại tên lửa liên lục địa (ICBM) mới của Nga, có tầm bắn 10.000 km, có thể mang hơn 10 đầu đạn hạt nhân và xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có trên thế giới, với sức công phá gấp 2.000 lần những gì mà thế giới chứng kiến ở Hiroshima và Nagasaki năm 1945.

Theo Daily Caller, nếu một quả tên lửa loại này bắn vào Washington, D.C., nó sẽ khiến 2.5 triệu người thiệt mạng và làm 2.1 triệu người khác bị thương.

Sarmat được phát triển để thay thế RS-36, một họ tên lửa đạn đạo liên lục địa được mệnh danh là "quỷ Satan", hoạt động từ những năm 1970 và 1980. Loại tên lửa đời mới được phương Tây gọi là "Satan 2".

Trang Valuewalk (Mỹ) cảnh báo tổng thống tiếp theo của Mỹ, dù đó là Hillary Clinton hay Donald Trump, "hãy cẩn thận" và "suy nghĩ cẩn trọng" trước khi đưa ra bất cứ phát ngôn nào liên quan đến Nga.

Theo trang này, với RS-28, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tung ra "quân át chủ bài", cảnh cáo chủ nhân Nhà Trắng hãy thận trọng nếu có ý định sử dụng vũ lực với Nga và đồng mình.

Phóng viên đài CNN tại Moscow Matthew Chance cho hay, nếu thông tin về sức mạnh quân sự mới của Nga là sự thật thì đây sẽ là loại vũ khí hết sức đáng sợ.

Ông Chance bình luận, ý nghĩa chính trị mà "Satan 2" mang lại chính là khẳng định Nga vẫn giữ được vị thế siêu cường hạt nhân trong quá khứ. Moscow hoàn toàn có thể cạnh tranh tay đôi với Mỹ.

Siêu tên lửa Nga có thể thổi bay nước Pháp: Putin dằn mặt tổng thống thứ 45 của Mỹ - Ảnh 1.

"Nghiêng mình, nhướng mày, liếc nhìn, mỉm cười" - tờ Washington Times (Mỹ) hôm 26/10 cố ý lựa chọn một bức ảnh có vẻ "đắc ý" của Tổng thống Putin để chuyển tải thông tin về loại vũ khí mới của Nga. (Ảnh: AP)

Trang Business Insider bản tiếng Đức hôm 27/10 cho rằng "tên lửa hạt nhân ngày tận thế" chính là đòn phản ứng trực tiếp của Moscow đối với sự rạn nứt nghiêm trọng trong quan hệ Nga-Mỹ thời gian qua.

Global Times dẫn nguồn truyền thông Mỹ phân tích, cho đến hiện tại Mỹ chưa sở hữu vũ khí có thể chống lại "Satan 2". Nếu Nga có thể "thổi bay" bang Texas với 1 quả RS-28, đồng nghĩa với Moscow có sức mạnh hủy diệt cả bờ Đông nước Mỹ.

Trong khi đó, báo Komsomolskaya Pra'vda của Nga hôm 26/10 chỉ trích "truyền thông phương Tây lợi dụng tên lửa Nga để hù họa độc giả".

Theo tờ này, mỗi dịp cuối năm, các nước thành viên NATO lại quy hoạch dự toán ngân sách quân sự cho năm tiếp theo và được truyền thông tích cực phối hợp để xuyên tạc và "tô vẽ" mối đe dọa từ Nga. Lần này cũng không ngoại lệ.

Global Times cho hay, những hình ảnh đầu tiên về RS-28 được Nga công bố hôm 25/10, đúng vào thời điểm căng thẳng giữa Nga và phương Tây rơi xuống đáy thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.

Khủng hoảng Ukraine, xung đột ở Ukraine, các lệnh cấm vận qua lại đã khiến hai bên rơi vào thế đối địch.

Tuần này, Mỹ vừa tuyên bố sẽ triển khai lục quân đến Na Uy.

Đây cũng là lần đầu kể từ sau Thế chiến II, NATO quyết định tăng quân đến một loạt nước láng giềng của Nga.

Anh đã điều quân đội và chiến đấu cơ đến Estonia.

Những ngày vừa qua, Nga đã tổ chức tập trận phòng không chung 7 nước, và huy động 40 triệu người dân Nga tham gia diễn tập đối phó tấn công hạt nhân.

Trên truyền thông Nga hay Âu Mỹ, dư luận về "chiến tranh hạt nhân" chưa bao giờ lên cao đến thế.

Cùng là "lãnh đạo hạt nhân", nhưng Tập Cận Bình khác xa Mao, Đặng

Tin dữ cho Trung Quốc: Tên lửa BrahMos tăng gấp đôi tầm bắn

Theo vị này, tầm bắn của BrahMos được tăng lên bởi Ấn Độ đã tham gia Hiệp ước kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR), mang lại cho New Delhi cơ hội hợp tác với nước ngoài để phát triển công nghệ tên lửa.

Hai phía (Nga và Ấn Độ) đã đạt được thỏa thuận hôm 26/10 tại cuộc họp của Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kỹ thuật quân sự, do Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đồng chủ trì.

Hiện tại, tên lửa BrahMos đã có phiên bản phóng trên bộ và phóng từ tàu chiến, phiên bản phóng từ trên không vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và có thể sẽ được thông qua vào cuối năm nay.

"Với tầm bắn gần 300km, tên lửa BrahMos phải được triển khai tương đối gần với khu vực mục tiêu. Giờ đây, phạm vi các khu vực triển khai sẽ linh hoạt hơn nhều, nâng cao tính bất ngờ" - ông Rahul Bhonsle, Chuẩn tướng Lục quân Ấn Độ đã về hưu, đồng thời là chuyên gia phân tích quân sự nhận định.

Tin dữ cho Trung Quốc: Tên lửa BrahMos tăng gấp đôi tầm bắn - Ảnh 1.

Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos

Dự án tên lửa hành trình BrahMos do công ty BrahMos Aerospace xúc tiến. Đây là công ty liên doanh giữa Tổ chức nghiên cứu & phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và công ty NPO Mashinostroyenia của Nga, được thành lập năm 1998.

Theo một chuyên gia tại DRDO, việc tăng tầm bắn "chỉ đòi hỏi những thay đổi rất nhỏ trong phần cứng và phần mềm (của tên lửa)".

Cùng quan điểm trên, một quan chức Hải quân Ấn Độ cho biết, "BrahMos là phiên bản của tên lửa chống tàu P-800 Oniks/Yakhont (do Nga sản xuất) và không cần phải sửa đổi gì nhiều để có thể đạt được tầm bắn 600km".

Năm 1998, Ấn Độ đã được Nga chuyển giao công nghệ chế tạo tên lửa BrahMos nhưng với tầm bắn chưa đầy 300km, do khi đó nước này chưa tham gia hiệp ước MTCR.

"Quân đội Ấn Độ luôn ưa chuộng tên lửa hành trình hơn tên lửa đạn đạo, bởi tên lửa hành trình có thể bay thấp hơn, tránh được radar (đối phương) và tấn công mục tiêu chuẩn xác" - một quan chức Ấn Độ nói.

New Delhi đã phát triển tên lửa hành trình Nirbhay hơn 7 năm nay nhưng dự án này mới chỉ đạt tới giai đoạn thử nghiệm và chưa xác định được thời điểm triển khai. DRDO vẫn chưa tiến hành cuộc thử nghiệm tiếp theo kể từ vụ phóng thất bại tên lửa Nirbhay trong tháng 10/2015.

Tuy nhiên, DRDO lưu ý rằng, 2 loại tên lửa siêu thanh trên có cấu hình khác nhau: BrahMos là tên lửa tầm trung, trong khi Nirbhay có tầm bắn lớn hơn, tới 1.000km.

Theo thông tin vào tháng 9 năm nay, quân đội Ấn Độ đã triển khai trung đoàn thứ tư với 100 tên lửa BrahMos và 5 xe phóng tự hành tại bang Arunachal Pradesh, khu vực giáp biên giới Trung Quốc.

Quân đội Trung Quốc (PLA) ngay lập tức lên án động thái của Ấn Độ là một mối đe dọa, "vượt quá nhu cầu tự vệ thông thường", đồng thời cảnh báo New Delhi rằng "việc sử dụng chiêu trò sẽ chỉ dẫn tới hậu quả".

Tuy nhiên, theo giới quan sát, mối lo ngại của Bắc Kinh có vẻ không nằm ở phiên bản hiện tại của tên lửa BrahMos bởi nó chỉ có tầm bắn tối đa 290km, không thể gây nguy hiểm cho nhiều khu vực bên kia biên giới Trung Quốc. Điều khiến Bắc Kinh lo ngại là, với một số cải tiến nhất định, tên lửa BrahMos có thể mang lại mối đe dọa lớn hơn.

Trong lúc chờ phiên bản siêu vượt âm BrahMos II sẵn sàng triển khai trong 5-7 năm tới thì việc tăng gấp đôi tầm bắn của tên lửa BrahMos hiện nay cũng sẽ mang lại cho Ấn Độ lợi thế chiến lược đáng kể khi tác chiến, đe dọa các hệ thống phòng không của Bắc Kinh. Trung Quốc hẳn sẽ phải thận trọng khi nghĩ tới con số 600km này.

TQ ra mắt tên lửa giống Iskander, giới chuyên gia Nga xôn xao

Izvestia: Nga sẽ giúp Việt Nam nâng cấp máy bay vận tải An-2

Izvestia cho biết, hiện nay SibNIA chưa xác định được thời gian bắt đầu hiện đại hóa những chiếc An-2 của Việt Nam, do quá trình thỏa thuận với Hà Nội vẫn chưa hoàn tất, nhưng đây sẽ là đợt hiện đại hóa với số lượng lớn.

Izvestia: Nga sẽ giúp Việt Nam nâng cấp máy bay vận tải An-2 - Ảnh 1.

Mẫu An do SibNIA nâng cấp. Nguồn: aviationunion.ru

"Đại diện của Việt Nam đã tới tham dự lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Viện và bày tỏ ý muốn hợp tác hiện đại hóa những chiếc An-2 của họ với số lượng lên tới 40 chiếc.

Sau đó, phía Việt Nam đã gửi cho đại diện của chúng tôi đề nghị hợp tác. Hiện tại, chúng tôi đang xem xét khả năng nâng cấp các thành phần của máy bay này tại Nga, song song với đó là đào tạo nhân viên kỹ thuật cho khách hàng và cuối cùng là chuyển giao cho Việt Nam", Giám đốc tài chính của SibNIA - ông Igor Shubin cho biết.

Theo SibNIA, trong quá trình hiện đại hóa, máy bay sẽ được thay thế các tấm ốp nhôm bằng tấm composite có khối lượng nhẹ hơn, cũng như lắp đặt động cơ phản lực cánh quạt mới mạnh mẽ hơn động cơ piston cũ.

Sau khi hoàn thành toàn bộ quá trình nâng cấp, máy bay sẽ có tầm hoạt động gấp đôi mẫu An-2 cũ, lên đến 3.000km chỉ với một thùng nhiên liệu, cũng như đạt được tốc độ cao hơn khi cất cánh từ đường băng ngắn. Bên cạnh đó, chúng cũng tiêu tốn chi phí bảo trì và vận hành thấp hơn.

Vừa vào biên chế, tên lửa Buk-M3 của Nga đã có nước hỏi mua

Đức quyết định đưa siêu tăng Leopard 2 tới phía Đông châu Âu

Trang tin quân sự Vpk ngày 28/10 dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đức Thomas Raabe cho biết: "Quyết định đã được đưa ra", và "Mục đích của việc đưa Leopard tới Đông Âu nhằm chứng minh cam kết của NATO đối với các đồng minh tại khu vực. Các xe tăng cũng sẽ được điều động tham gia các bài tập quân sự".

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen cũng đã xác nhận thông tin trên tại cuộc họp của Bộ trưởng Quốc phòng các thành viên NATO đang diễn ra ở Brussels (Bỉ).

Bộ trưởng Ursula von der Lyayen cũng cho biết thêm, Đức có kế hoạch đưa tới Ukraine khoảng 400 - 600 binh sĩ. Ngoài ra, tiểu đoàn của NATO ở các nước Baltic sẽ có khoảng 1.000 người.

Xe tăng Leopard 2 đầu tiên được chuyển giao cho quân đội Đức ngày 24/10/1979. Leopard 2 được các quân đội đánh giá là tin cậy và đơn giản trong bảo dưỡng, nằm trong nhóm các hệ thống có hiệu quả cao.

Đến nay, gần 3.000 xe tăng Leopard 2 đang có trong biên chế lực lượng vũ trang các nước châu Âu, (bao gồm Đức, Hà Lan, Thụy Sỹ và Thụy Điển).

Mặc dù trong quá trình sản xuất hàng loạt đã thực hiện một số kỹ thuật tăng cường, xe tăng Leopard 2 vẫn giữ được hình dáng tiêu chuẩn và phần lớn chi tiết trong thiết kế mà nó đã được thiết lập theo công nghệ từ cuối những năm 70.

Pháo phòng không Thổ Nhĩ Kỳ dùng để diệt IS có gì đặc biệt?

Vì sao Nga thừa dầu vẫn muốn vào cảng NATO tiếp liệu?

NATO ép Tây Ban Nha không được tiếp liệu cho Nga

Vụ Trưởng Vụ Hợp tác châu Âu thuộc Bộ Ngoại giao Nga Andrey Kelin ngày 27/10 tuyên bố rằng, NATO không có lý do gì để lo ngại vì hành trình của nhóm tàu trong vùng biển Địa Trung Hải, trong khi đó, máy bay của VKS không hành động ở Aleppo.

Hôm trước, Tổng thư ký NATO tuyên bố rằng, nhóm tàu sân bay Kuznetsov có thể được sử dụng để tăng cường năng lực của lực lượng vũ trang Liên Bang Nga đang tham gia các hoạt động chiến đấu trên đất nước Syria, cũng như thực hiện các cuộc không kích vào Aleppo.

Bộ Quốc phòng Nga thông báo, trong khuôn khổ “tuần im lặng”, đã đến ngày thứ 9 các máy bay Nga không đến gần Aleppo, còn biên đội tàu sân bay đang đi trong biển Địa Trung Hải. Từ trước đến nay, các chiến hạm Nga luôn luôn có mặt ở Địa Trung Hải.

Ông Andrey Kelin nhấn mạnh, không có lý do để nghi ngờ điều gì đó, không có cơ sở thực tiễn nào trong những lời tuyên bố của ông Stoltenberg, mối lo ngại của NATO là không hề có cơ sở.

Tại sao phải đưa ra những giả định mơ hồ như vậy để trên cơ sở đó đưa ra khuyến nghị chính trị như thế để làm gì? Điều này, tất nhiên, rất vô lý",-nhà ngoại giao nói khi bình luận về

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Nga xem xét khả năng phối hợp với phía Tây Ban Nha để các tàu bổ trợ và tàu hậu cần cập cảng Cueta của Tây Ban Nha và phủ nhận việc tàu sân bay "Đô đốc Kuznetsov" nhập cảnh vào Tây Ban Nha để tiếp nhiên liệu tại cảng này.

Theo Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Pedro Morenesa, chính phủ nước này thông qua Bộ Ngoại giao đã yêu cầu lời giải thích tương ứng từ Liên bang Nga, về mục đích và hướng di chuyển của nhóm tàu Nga, sau đó sẽ thông qua quyết định phù hợp.

Sau đó, tờ El Mundo đã đưa tin về việc Nga rút lại yêu cầu nhập cảnh vào Tây Ban Nha của biên đội tàu sân bay Kuznetsov. Theo thông tin của tờ báo, nhóm tàu Nga đã đi qua cảng Ceuta của Tây Ban Nha và tiếp tục hành trình vào sâu trong Địa Trung Hải.

Điều này xuất phát từ việc Mỹ và NATO đã gia tăng áp lực lên nước này và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cáo buộc rằng, những tàu này có thể tham gia vào các hoạt động chiến đấu của lực lượng Nga ở Syria và tạo điều kiện "tiến hành nhiều cuộc không kích hơn nữa vào Aleppo".

Malta không cho phép tàu Nga vào cảng tiếp liệu

Ngay sau đó, Cộng hòa Malta tuyên bố sẽ không cho phép bất cứ cảng nào của nước này được tiếp nhiên liệu cho tàu Nga ở Địa Trung Hải.

Ngoại trưởng Malta George Vella nói với tờ Times of Malta rằng nước ông sẽ không cho phép tiếp nhiên liệu cho tàu Nga ở bất kỳ cảng nào của họ. Tuy nhiên, ông không nói rõ, Nga có đề nghị cho tàu Nga cập cảng để tiếp nhiên liệu hay không.

Trước đó, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Nga, Đô đốc Viktor Kravchenko nói rằng, lần tiếp nhiên liệu tới đây cho nhóm tàu chiến Nga do tàu sân bay "Đô đốc Kuznetsov" dẫn đầu có thể diễn ra ở khu vực Địa Trung Hải thuộc Malta, nhưng từ tàu chở dầu Hạm đội Biển Đen.

Đồng thời, ông lưu ý rằng, việc các nước NATO không cho phép biên đội tàu Nga vào cảng của họ tiếp liệu cũng không ảnh hưởng gì, bởi trong nhóm tàu của Hạm đội Biển Bắc cũng có tàu chở dầu dự trữ phòng tình huống khẩn cấp.

Trước đó, có thông tin cho rằng thực ra biên đội tàu Nga cũng không nhất thiết phải vào các cảng NATO tiếp liệu bởi họ có tàu chở dầu đi cùng, hơn nữa Nga cũng có thể điều động tàu chở dầu từ cảng Tartous của Syria ra tiếp liệu nhưng Moscow vẫn cố tình xin phép vào cảng Cueta của Tây ban Nha và cảng của Malta.

Nguyên nhân là do Nga muốn sử dụng “mối quen biết cũ” là Tây Ban Nha để chứng tỏ là biên đội tàu của mình không gây hại và có thể được một vài nước NATO tiếp đón, nhằm mục đích “lăng xê” cho chiến dịch quân sự của mình ở Syria.

Hoặc giả nếu NATO dùng sức ép đối với một vài quốc gia thành viên thì mặc dù họ có thể phải làm theo nhưng điều này cũng sẽ khoét sâu thêm mâu thuẫn đang âm ỉ trong lòng các quốc gia này về việc bình thường hóa quan hệ với Nga.

TQ ra mắt tên lửa giống Iskander, giới chuyên gia Nga xôn xao

Triều Tiên vận hành 9 tàu buôn gắn cờ nước ngoài bất chấp trừng phạt

Đại diện viện trên nêu rõ 9 tàu của Triều Tiên có lượng choán nước ít nhất 300 tấn đang hoạt động dưới cờ nước khác.

Theo dữ liệu của Clarksons Research, một hãng chuyên cung cấp thông tin về hàng hải toàn cầu, 9 tàu trên gồm có 2 chiếc gắn cờ Togo, 2 chiếc gắn cờ Campuchia, 5 chiếc còn lại gắn cờ Iran, Moldova, Mongolia, Panama và Sierra Leone.

Trước đó, hồi tháng Ba, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã phê chuẩn một nghị quyết trừng phạt mới nhằm vào Triều Tiên để phản ứng với việc Bình Nhưỡng tiến hành thử tên lửa lần thứ 5 hồi tháng Một và phóng tên lửa sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo bị cấm hồi tháng Hai.

Nghị quyết này cấm việc đăng ký tàu cho Triều Tiên cũng như cấm tàu của các nước thành viên Liên hợp quốc sở hữu đăng ký Triều Tiên.

Đại tá Việt Nam: Sức mạnh hỏa lực của những xe tăng mới, hiện đại!

Nhờ phát triển F-35, lợi nhuận hãng sản xuất vũ khí Mỹ tăng vọt

Tạp chí Business Insider đưa tin, vào ngày 26/10, giá cổ phiếu của Northrop Grumman đã tăng 2,02% và đạt mức 223,96 USD. Northrop cũng đã nâng mức lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) được dự báo của mình từ 10,75 - 11,00 USD lên thành 11,55 - 11,75 USD một cổ phiếu.

Nhờ phát triển F-35, lợi nhuận hãng sản xuất vũ khí Mỹ tăng vọt - Ảnh 1.

Một loạt các hãng quốc phòng của Mỹ đã có doanh thu tăng mạnh nhờ chương trình máy bay F-35, trong đó có Northrop Grumman và Lockheed Martin

Hãng cũng cho biết, doanh số của công ty dự kiến sẽ vào khoảng 23,9 - 24,1 tỉ USD. Trước đó, các nhà phân tích kinh tế đã đưa ra dự báo rằng EPS của Northrop Grumman trong năm 2016 sẽ là 11,05 USD mỗi cổ phiếu, và tổng doanh thu của hãng sẽ là 23,82 tỉ USD.

Báo cáo tài chính của Northrop được công bố một ngày sau khi đối thủ lớn nhất của họ là Lockheed Martin tuyên bố rằng kết quả tài chính trong quý III vượt xa dự báo ban đầu của mình, một phần cũng nhờ chương trình máy bay chiến đấu F-35.

F-35 là chương trình phát triển khí tài quân sự tiêu tốn nhiều chi phí nhất của Mỹ. Bộ Quốc phòng Mỹ dự kiến sẽ chi 391 tỉ USD để hoàn thiện loại máy bay này và sẽ mua về 2.443 chiếc F-35 trong nhiều thập kỷ tới.

Doanh thu của các hoạt động buôn bán thiết bị máy bay của Northrop đã tăng 9,4% trong quý III/2016, qua đó hãng đã thu về 2,78 tỉ USD. Lợi nhuận ròng trong quý III của hãng đã tăng lên thành 602 triệu USD, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năng ngoái.

Chính thức công bố thời hạn phục vụ còn lại của tiêm kích Su-27 8526

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

TQ "run rẩy" khi biết cấu trúc bí ẩn đặt trái phép trên đảo Ba Bình là radar

Theo Chinanews, Chủ nhiệm Trung tâm phân tích an ninh biển Đài Loan Mai Phúc Hưng hôm 2/10 đánh giá đây "là động thái nhỏ có ý nghĩa chiến lược đáng chú ý".

Ông này nhấn mạnh, hệ thống radar do Mỹ sản xuất này không thể giúp Đài Loan "phản công Trung Quốc đại lục", thậm chí không ngăn được Bắc Kinh tấn công, "nhưng nó cho thấy quân đội Đài Loan không khoanh tay 'chờ chết' ở biển Đông".

Theo ông Mai, mục đích của chính quyền Đài Loan khi bố trí phi pháp loại radar này trên đảo Ba Bìnhcủa Việt Nam, là nhằm giám sát các hoạt động của Bắc Kinh trong khu vực.

Tờ Takungpao (Hồng Kông) cho hay, với phạm vi theo dõi tầm cao 30 km, xa 370 km, radar đặt trái phép ở bờ Tây Bắc đảo Ba Bình có thể giám sátđá Xu Biđá Chữ Thập - hai bãi đá trongquần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, hiện bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép.

Ở cả đá Xu Bi và đá Chữ Thập, Trung Quốc đều cho xây dựng phi pháp đường băng và các nhà chứa máy bay (hangar) phục vụ được cả những loại máy bay cỡ lớn.

Các động thái quân sự hóa gia tăng nhanh chóng của Trung Quốc đã tạo ra mối lo ngại đối với chính quyền Thái Anh Văn, vốn không mặn mà với chính sách "một Trung Quốc" của Bắc Kinh.

Trước đó, tờ Liberty Times (Đài Loan) đăng tải hình ảnh của Google Earth cho thấy các cấu trúc bí mật này đặt (trái phép-PV) trên đảo Ba Bình, trong đó có 2 cấu trúc kết nối với bờ, 2 cấu trúc còn lại dường như vẫn đang trong quá trình hoàn thành.

Sự xuất hiện của 4 "kết cấu bí ẩn" trên đảo Ba Bình đã khiến dư luận xôn xao. Cơ quan tuần tra bờ biển Đài Loan hôm 19/9 tuyên bố cụm cấu trúc nêu trên liên quan tới bí mật quân sự nên không thể công bố. Chính quyền Đài Loan cũng yêu cầu Google "làm mờ hình ảnh".

Liên quan tới vấn đề Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhiều lần nhấn mạnh: "Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi" và Việt Nam "kiên quyết phản đối những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam".

"Xin hãy bầu Hillary Clinton" - Đồng minh châu Á nài nỉ Mỹ

Lộ diện "sát thủ săn ngầm" đầu tiên của Úc

Theo thông cáo báo chí của hãng Boeing, chiếc P-8A đầu tiên của RAAF đã chính thức ra mắt vào ngày 27/9. Buổi lễ ra mắt được tổ chức tại sân bay của công ty ở Seattle, vơi sự tham dự của Trung tướng Leo Davies - Tư lệnh RAAF.

"Chúng tôi rất vinh dự khi tiếp nhận chiếc P-8A Poseidon đầu tiên", ông Davies phát biểu tại buổi lễ, "P-8A là mẫu mới nhất trong dòng máy bay của Boeing mang lại năng lực hoạt động quan trọng và đáng kể cho Australia".

Chiếc P-8A này sẽ được phi hành đoàn của RAAF đưa về Australia vào ngày 15/11 năm nay. Các phi công và nhân viên bảo dưỡng của RAAF đã trải qua chương trình huấn luyện và đào tạo về P-8A từ đầu năm 2015 tại Mỹ.

Lộ diện sát thủ săn ngầm đầu tiên của Úc - Ảnh 1.

Lộ diện sát thủ săn ngầm đầu tiên của Úc - Ảnh 2.

Cận cảnh "sát thủ săn ngầm" P-8A đầu tiên của Australia.

RAAF dự kiến sẽ tiếp nhận 15 chiếc P-8A Poseidon theo 2 đợt cho tới cuối những năm 2020.

Trước đó, theo Diplomat, 8 chiếc P-8A trong đợt đầu tiên dự kiến sẽ đạt khả năng hoạt động ban đầu (IOC) trong giai đoạn 2017-2020 và khả năng hoạt động đầy đủ vào năm 2021. Tổng chi phí cho 8 chiếc này là 4 tỷ AUD, trong đó đã bao gồm chi phí cho cơ sở hỗ trợ.

Trong 3 năm tới, RAAF sẽ từng bước thay thế phi đội gồm 15 máy bay tuần tra Lockheed AP-3C Orion.

Lộ diện sát thủ săn ngầm đầu tiên của Úc - Ảnh 3.

Chiếc P-8A của RAAF trong chuyến bay thử đầu tiên vào tháng 5/2016.

Diplomat cho biết, P-8A Poseidon là phiên bản quân sự của mẫu máy bay thương mại Boeing 737-800, được trang bị khả năng chống ngầm, chống tàu mặt nước, tình báo, giám sát và trinh sát.

P-8A có thể mang 34 tấn nhiên liệu, cho phép nó đạt tầm hoạt động tối đa 7.242km mà không cần tiếp dầu. Máy bay có 11 giá treo vũ khí (5 giá trong khoang chứa bom, 4 giá dưới cánh, 2 giá dưới thân) và có thể mang tới hơn 10 tấn vũ khí.

Các máy bay săn ngầm mới của RAAF là một phần nỗ lực hiện đại hóa của quân đội Australia trong những năm sắp tới. Ngân sách quốc phòng của nước này sẽ tăng hơn 80% trong thập kỷ tiếp theo.

"Theo mô hình ngân sách mới, chi tiêu quốc phòng (của Australia) dự kiến sẽ tăng lên 42,4 tỷ AUD trong giai đoạn 2020-2021, chiếm 2% GDP của nước này. Tổng chi tiêu quốc phòng trong 10 năm tới 'để đầu tư mới hoặc mở rộng năng lực' sẽ lên tới 195 tỷ AUD" - Diplomat viết.

Tàu ngầm hạt nhân của Nga hay Mỹ mạnh hơn?

Nga: Lữ đoàn tên lửa Iskander báo động chiến đấu

Lữ đoàn tên lửa của quân khu, với các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M, đã được đặt trong tình trạng báo động chiến đấu ở cấp độ cao nhất. Theo bộ phận báo chí của Quân khu miền Tây, đây là một phần nội dung nằm trong đợt kiểm tra cuối cùng của năm nay để cấp trên đánh giá.

"Hiện tại, các đơn vị thuộc lữ đoàn đang hành quân tới những khu vực được chỉ định để thực hành các đợt tấn công giả định bằng hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-M" - Thông báo của Quân khu miền Tây cho biết.

Kíp vận hành sẽ nâng cao khả năng triển khai các hệ thống tên lửa, nạp tên lửa từ xe vận chuyển và từ xe tiếp đạn lên xe phóng.

Trong giai đoạn cuối của cuộc tập trận, các đơn vị Iskander-M sẽ tiến hành một cuộc tấn công mô phỏng nhằm vào các hệ thống tên lửa và mục tiêu quan trọng khác của kẻ địch (giả định) ở khoảng cách xa.

Hơn 500 binh sĩ, cùng 50 hệ thống vũ khí sẽ tham gia vào cuộc tập trận này.

Lộ diện "sát thủ săn ngầm" đầu tiên của Úc

Báo Trung Quốc: Type 055 đấu ngang ngửa với DDG-1000

Thông tin này được trang Eastday hôm 3/10 cho biết, tàu khu trục lớp 10.000 tấn Type 055 đang được Trung Quốc đóng sẽ hạ thủy vào năm 2017. Đây là loại tàu khu trục cỡ lớn đầu tiên có thể đồng thời thực hiện nhiều loại nhiệm vụ như tấn công đối đất, đối không, đối hải và săn ngầm.

Eastday dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc nhận định, với những hệ thống được trang bị, con tàu này có thể "bắn rơi vệ tinh", có radar sóng ngắn X và sóng ngắn S, có thể lắp tên lửa đánh chặn, tên lửa hành trình, tên lửa tấn công đối đất, thậm chí tên lửa chống hạm siêu âm.

Báo Trung Quốc: Type 055 đấu ngang ngửa với DDG-1000 - Ảnh 1.

Thiết kế tàu Type 055

Trước khi Trung Quốc đưa ra nhận định này, hồi tháng 8/2016, mạng quân sự Sina đã đăng tải hình ảnh được cho là nơi Trung Quốc đang đóng siêu tàu chiến Type 055 đầu tiên của nước này. Dù thông tin về Type 055 khá hạn chế nhưng các tướng lĩnh Trung Quốc hoàn toàn tự tin khi so sánh siêu khu trục hạm này với các tàu khu trục lớp DDG-1000 của Mỹ và Type 45 của Anh.

Thông tin về tiến độ đóng tàu Type 055 do Sina đăng tải hoàn toàn trùng khớp với những gì được truyền thông Mỹ dự đoán. Theo trang Popular Science của Mỹ hồi đầu năm 2016, Trung Quốc sẽ bước vào giai đoạn chế tạo Type 055 từ năm 2016 khi nước này đã phát triển đến giai đoạn mô hình thực địa trên mặt đất kích thước thật (1:1).

Từ những thông tin thu thập được cho thấy, Trung Quốc đã áp dụng phương pháp mô phỏng kiểu module, công nghệ chế tạo tiên tiến mà Mỹ đã sử dụng từ khá lâu.

Báo Trung Quốc: Type 055 đấu ngang ngửa với DDG-1000 - Ảnh 2.

Kho vũ khí trên tàu Type 055

Qua phân tích số liệu của các mô hình cho thấy, khu trục hạm Type 055 sẽ là tàu mặt nước lớn nhất từ trước đến nay của hải quân Trung Quốc, chắc chắn sẽ vượt qua khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Mỹ. Nó có chiều dài khoảng 160 - 180 m, rộng khoảng 21 - 23 m, lượng giãn nước từ 12.000 - 14.000 tấn.

Type 055 có một sàn nâng-hạ tự động trực thăng và được thiết kế từ 112 - 128 ống phóng tên lửa thẳng đứng, vượt trội các khu trục hạm lớp Arleigh Burke Flight I (90 ống phóng) và Flight IIA (96 ống phóng), không hề thua kém so với tuần dương hạm lớp Ticonderoga của Mỹ (122).

Hệ thống phóng thẳng đứng trên khu trục hạm này có thể phóng nhiều loại tên lửa quốc nội mạnh nhất của Trung Quốc là tên lửa hàng trình chống hạm YJ-18, tên lửa phòng không hạm HHQ-9 và tên lửa hành trình tấn công mặt đất CJ-10.

Theo phân tích của trang mạng Popular Science, tuy chưa khẳng định chắc chắn nhưng nhiều phần là khu trục hạm Type 055 sẽ được trang bị radar thế hệ mới của Trung Quốc là Type 346X, đã được lắp đặt và thử nghiệm trên khu trục hạm lớp Lữ Dương III, Type 052D.

Type 346X có tính năng ngang bằng với radar thế hệ cũ AN/SPY-1 trên khu trục hạm Aegis lớp Arleigh Burke Flight I của Mỹ. Từ điều này có thể nhận thấy, Type 055 còn kém rất xa khu trục hạm DDG-1000 của Mỹ với radar AN/SPY-3.

Báo Trung Quốc: Type 055 đấu ngang ngửa với DDG-1000 - Ảnh 3.

Chiến hạm DDG-1000 thử nghiệm

Từ các bức ảnh trên mạng có thể cho thấy, khu trục hạm Type 055 của Trung Quốc được thiết kế tàng hình theo kiểu của khu trục hạm Mỹ. Tháp radar tuy kích thước cũng khá lớn nhưng có ngoại hình khác Leader của Nga và tương đối giống DDG-1000 của Mỹ.

Tuy nhiên, qua lắp ghép thử các module mô hình có thể nhận thấy, Trung Quốc cũng không có đột phá gì về thiết kế chiến hạm. Type 055 chỉ đơn thuần giống như là Type 052D được đóng với kích thước lớn hơn và tháp radar mới, điều mà hải quân Anh đã làm từ vài chục năm trước.

Việc áp dụng phương pháp đóng tàu kiểu mô hình hóa các modul trên mặt đất tuy có thể cho phép các kỹ sư có thể dễ dàng điều chỉnh những khiếm khuyết trong thiết kế so với việc đóng một con tàu thực rồi điều chỉnh những khiếm khuyết khi đóng những con tàu tiếp theo.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng không phải vạn năng, bởi có những khiếm khuyết chỉ lộ ra sau khi đấu ráp tổng thành con tàu thực hoặc khi con tàu bắt đầu thực nghiệm trên biển. Bởi vậy, con đường để hoàn thiện thiết kế khu trục hạm tương lai của Trung Quốc cũng không hề dễ dàng.

Ảnh đẹp về siêu hạm Mỹ từng được dự định mang tên hai địa danh Việt Nam

Hàn Quốc lên kế hoạch mua thêm 90 tên lửa Taurus đối phó Triều Tiên

Một nguồn tin được dẫn lời nói: "Quân đội Hàn Quốc gần đây đã quyết định mua thêm 90 tên lửa Taurus để tăng cường hơn nữa khả năng chống hạt nhân và tên lửa. Quá trình mua thêm tên lửa hiện đang được thực hiện."

Theo dự kiến trước đây, khoảng 170 tên lửa Taurus sẽ được trang bị cho Không quân Hàn Quốc.

Theo nguồn tin trên, khi việc triển khai được hoàn tất, Không quân Hàn Quốc sẽ là lực lượng đầu tiên ở châu Á có các máy bay chiến đấu được trang bị loại tên lửa hiện đại này. Tên lửa hành trình Taurus có thể tự động phát hiện, lần theo dấu vết, tấn công các mục tiêu và có thể xuyên qua tường bêtông dày 6 mét.

Ngoài ra, quân đội Hàn Quốc cũng đang xem xét việc sử dụng loại bom có đường kính nhỏ SDB II có thể phá hủy các mục tiêu di động cách xa hơn 60km trong mọi điều kiện thời tiết và được phóng từ máy bay chiến đấu loại F-15K.

Mỹ chính thức đưa B-52H từ "nghĩa địa" trở lại biên chế

Chiến hạm Mỹ lần đầu cập cảng Cam Ranh sau 21 năm

Tờ Bloomberg dẫn nguồn tin của Hải quân Mỹ ngày 4.10 cho biết, tàu ngầm USS Frank Cable và khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS John S.McCain đã ghé thăm Cam Ranh hôm 2.10, như một phần của các hoạt động giao lưu giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Việt Nam.

Theo Bloomberg, chuyến thăm là một phần trong những nỗ lực của Mỹ nằm tăng cường quan hệ với Hải quân Việt Nam trong thời gian gần đây.

Tuần trước, trong chương trình giao lưu thường niên lần thứ 7 giữa Hải quân Mỹ và Việt Nam diễn ra từ ngày 28.9-1.10, Đại tá người Mỹ gốc Việt Lê Bá Hùng đã chỉ huy chiến hạm USS John S.McCain thăm Đà Nẵng.

Chương trình Giao lưu Hải quân 2016 tập trung vào các hoạt động "phi tác chiến" mặc dù năm nay đưa vào chương trình một tình huống giả định phức tạp hơn nhằm thực hành Bộ Quy tắc ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển - theo một thông cáo từ Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội.

Năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta trở thành quan chức Mỹ cao cấp nhất đến thăm Cam Ranh kể từ sau chiến tranh Việt Nam.

Tên lửa phòng không T38 Stilet của Belarus sắp có khách hàng đầu tiên ở châu Á!

"Hàng nhái chất lượng cao" của Trung Quốc hút khách hàng quốc tế

Theo số liệu được Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố, trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, Trung Quốc đã bán được khoảng 80 chiếc tiêm kích thuộc biến thể F-7G (J-7G) cho nhiều quốc gia trên thế giới (chủ yếu là khu vực Nam Á và châu Phi).

Hàng nhái chất lượng cao của Trung Quốc hút khách hàng quốc tế - Ảnh 1.

Tiêm kích F-7NI của Không quân Nigeria

Thay đổi dễ nhận thấy nhất trên những chiếc F-7G được Trung Quốc sản xuất gần đây so với nguyên bản J-7/MiG-21 của Liên Xô là phần mũi và sống lưng thuôn nhỏ tương tự MiG-21 F-13, đi kèm với cặp cánh delta kép diện tích lớn hơn 8%, giúp F-7G có khả năng thao diễn vượt trội, khắc phục phần lớn nhược điểm trong không chiến quần vòng của MiG-21 cũ.

Máy bay được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, trong đó trung tâm là radar quét mảng pha điện tử thụ động Grifo-PG do Italy sản xuất, nó phát hiện được mục tiêu từ cự ly 57 km, bám bắt từ khoảng cách 37 km.

Trong trường hợp điều kiện tài chính của khách hàng không mấy dư dả, họ có thể yêu cầu lắp radar SY-80 do chính Trung Quốc sản xuất, tầm phát hiện/theo dõi mục tiêu trong khoảng 30/26 km; hoặc trang bị loại KLJ-6E Falcon (tương tự EL/M-2001 của Israel) được bổ sung năng lực đối đất nhằm biến chiếc F-7G thực sự trở thành tiêm kích đa năng.

Vũ khí của F-7G bao gồm 2 pháo hàng không 30 mm với cơ số 120 viên đạn, nó bắn được các loại tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại ngoài tầm nhìn như PL-8/9.

Hàng nhái chất lượng cao của Trung Quốc hút khách hàng quốc tế - Ảnh 2.

Tiêm kích F-7PG của Không quân Pakistan bay kèm Mirage-2000 và F-16

Phiên bản J-7/F-7 thế hệ cuối cùng do Trung Quốc sản xuất được đánh giá có năng lực chiến đấu tiệm cận tiêm kích thế hệ 4.

Nếu so sánh với các biến thể nâng cấp như MiG-21 Bison của Ấn Độ hay MiG-21 Lancer do Israel thực hiện thì J-7G/F-7G mạnh hơn trong không chiến quần vòng cự ly ngắn nhờ ưu điểm của khung thân mới, kết hợp với kính ngắm trên mũ phi công giúp tên lửa tầm nhiệt kiểu PL-8/9 dễ dàng khóa mục tiêu.

Tương tự MiG-21, điểm yếu của F-7G vẫn nằm ở khả năng không chiến ngoài tầm nhìn, khó hoạt động một cách độc lập do các máy bay xuất khẩu đều lắp radar SY-80 chứ không phải Grifo-PG hay KLJ-6E Falcon, nhược điểm này chỉ được khắc phục nếu F-7G nằm trong biên đội hỗn hợp với tiêm kích đời cao (như cách T-54/55 nâng cấp song hành với T-72/90).

Tuy nhiên đây vẫn là phương án tỏ ra đặc biệt phù hợp với những quốc gia nghèo có tiềm lực tài chính hạn chế. Nhờ đơn giá khá rẻ (chỉ khoảng 16 - 18 triệu USD), đây thực sự là lựa chọn không tồi trong thời gian chuyển tiếp, chờ đợi được trang bị một loại chiến đấu cơ tối tân hơn.

Bất ngờ khi quốc gia cung cấp tên lửa Kh-35 cho Triều Tiên chính thức lộ diện

Hàn Quốc mua tên lửa tuyệt đối chính xác, có thể tấn công cơ sở hạt nhân Triều Tiên!

Một nguồn tin được dẫn lời nói: “Quân đội Hàn Quốc gần đây đã quyết định mua thêm 90 tên lửa Taurus để tăng cường hơn nữa khả năng chống hạt nhân và tên lửa. Quá trình mua thêm tên lửa hiện đang được thực hiện.”

Theo dự kiến trước đây, khoảng 170 tên lửa Taurus sẽ được trang bị cho Không quân Hàn Quốc.

Theo nguồn tin trên, khi việc triển khai được hoàn tất, Không quân Hàn Quốc sẽ là lực lượng đầu tiên ở châu Á có các máy bay chiến đấu được trang bị loại tên lửa hiện đại này. Tên lửa hành trình Taurus có thể tự động phát hiện, lần theo dấu vết, tấn công các mục tiêu và có thể xuyên qua tường bê tông dày 6 mét.

Ngoài ra, quân đội Hàn Quốc cũng đang xem xét việc sử dụng loại bom có đường kính nhỏ SDB II có thể phá hủy các mục tiêu di động cách xa hơn 60km trong mọi điều kiện thời tiết và được phóng từ máy bay chiến đấu F-15K.

Việt Nam bất ngờ tăng tốc đàm phán nước rút mua xe tăng T-90

Tên lửa Triều Tiên để lộ tử huyệt của Nhật Bản?

Indonesia tập trận lớn nhất lịch sử ở Biển Đông

Hãng tin Reuters dẫn lời ông Jemi Trisonjaya, người phát ngôn của không quân Indonesia, nói: "Chúng tôi muốn cho thấy sự hiện diện của mình tại khu vực. Không quân của chúng tôi đủ mạnh để làm điều mình muốn".

Nhiều chiến đấu cơ của Indonesia đang tham gia tập trận ở khu vực quần đảo Natuna. Trong số này, Indonesia cũng triển khai hai đội máy bay chiến đấu Sukhoi và tiêm kích F-16 của Nga.

Cuộc tập trận này của Indonesia chỉ gồm không quân, các binh lực khác không tham gia.

Hồi tháng 6-2016, tổng thống Indonesia Joko Widodo thực hiện chiến dịch chưa từng có, tăng cường đánh cá, thăm dò dầu và xây các công sự ở khu vực quần đảo Natuna sau nhiều cuộc đụng độ của tàu cá Trung Quốc với hải quân Indonesia ở vùng biển này.

Trung Quốc đã khiến Indonesia rất tức giận khi nói hai nước có "chủ quyền chồng lấn" ở khu vực quần đảo Natuna. Phía Indonesia cũng phản đối đường chín đoạn của Trung Quốc, gần ôm trọn cả Biển Đông và đi sát quần đảo Natuna của họ.

Máy bay tiếp dầu Airbus A330 MRTT nâng cấp sẵn sàng, cặp đôi cùng Su-30!