Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

"Hàng nhái chất lượng cao" của Trung Quốc hút khách hàng quốc tế

Theo số liệu được Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố, trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, Trung Quốc đã bán được khoảng 80 chiếc tiêm kích thuộc biến thể F-7G (J-7G) cho nhiều quốc gia trên thế giới (chủ yếu là khu vực Nam Á và châu Phi).

Hàng nhái chất lượng cao của Trung Quốc hút khách hàng quốc tế - Ảnh 1.

Tiêm kích F-7NI của Không quân Nigeria

Thay đổi dễ nhận thấy nhất trên những chiếc F-7G được Trung Quốc sản xuất gần đây so với nguyên bản J-7/MiG-21 của Liên Xô là phần mũi và sống lưng thuôn nhỏ tương tự MiG-21 F-13, đi kèm với cặp cánh delta kép diện tích lớn hơn 8%, giúp F-7G có khả năng thao diễn vượt trội, khắc phục phần lớn nhược điểm trong không chiến quần vòng của MiG-21 cũ.

Máy bay được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, trong đó trung tâm là radar quét mảng pha điện tử thụ động Grifo-PG do Italy sản xuất, nó phát hiện được mục tiêu từ cự ly 57 km, bám bắt từ khoảng cách 37 km.

Trong trường hợp điều kiện tài chính của khách hàng không mấy dư dả, họ có thể yêu cầu lắp radar SY-80 do chính Trung Quốc sản xuất, tầm phát hiện/theo dõi mục tiêu trong khoảng 30/26 km; hoặc trang bị loại KLJ-6E Falcon (tương tự EL/M-2001 của Israel) được bổ sung năng lực đối đất nhằm biến chiếc F-7G thực sự trở thành tiêm kích đa năng.

Vũ khí của F-7G bao gồm 2 pháo hàng không 30 mm với cơ số 120 viên đạn, nó bắn được các loại tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại ngoài tầm nhìn như PL-8/9.

Hàng nhái chất lượng cao của Trung Quốc hút khách hàng quốc tế - Ảnh 2.

Tiêm kích F-7PG của Không quân Pakistan bay kèm Mirage-2000 và F-16

Phiên bản J-7/F-7 thế hệ cuối cùng do Trung Quốc sản xuất được đánh giá có năng lực chiến đấu tiệm cận tiêm kích thế hệ 4.

Nếu so sánh với các biến thể nâng cấp như MiG-21 Bison của Ấn Độ hay MiG-21 Lancer do Israel thực hiện thì J-7G/F-7G mạnh hơn trong không chiến quần vòng cự ly ngắn nhờ ưu điểm của khung thân mới, kết hợp với kính ngắm trên mũ phi công giúp tên lửa tầm nhiệt kiểu PL-8/9 dễ dàng khóa mục tiêu.

Tương tự MiG-21, điểm yếu của F-7G vẫn nằm ở khả năng không chiến ngoài tầm nhìn, khó hoạt động một cách độc lập do các máy bay xuất khẩu đều lắp radar SY-80 chứ không phải Grifo-PG hay KLJ-6E Falcon, nhược điểm này chỉ được khắc phục nếu F-7G nằm trong biên đội hỗn hợp với tiêm kích đời cao (như cách T-54/55 nâng cấp song hành với T-72/90).

Tuy nhiên đây vẫn là phương án tỏ ra đặc biệt phù hợp với những quốc gia nghèo có tiềm lực tài chính hạn chế. Nhờ đơn giá khá rẻ (chỉ khoảng 16 - 18 triệu USD), đây thực sự là lựa chọn không tồi trong thời gian chuyển tiếp, chờ đợi được trang bị một loại chiến đấu cơ tối tân hơn.

Bất ngờ khi quốc gia cung cấp tên lửa Kh-35 cho Triều Tiên chính thức lộ diện

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét